Theo đó, ngành giáo dục tiểu học có điểm chuẩn cao nhất với 25,8 điểm; tiếp theo là ngành Ngữ văn (25,74). Các ngành công nghệ thông tin, ngôn ngữ Anh, bảo vệ thực vật, Việt Nam học có điểm trúng tuyển là 14.
Theo đó, ngành giáo dục tiểu học có điểm chuẩn cao nhất với 25,8 điểm; tiếp theo là ngành Ngữ văn (25,74). Các ngành công nghệ thông tin, ngôn ngữ Anh, bảo vệ thực vật, Việt Nam học có điểm trúng tuyển là 14.
Trường Đại học Quảng Nam công bố điểm trúng tuyển vào các ngành đại học hệ chính quy theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Năm nay, điểm chuẩn vào trường giao động từ 14 - 25,8 điểm.
Theo đó, ngành Giáo dục tiểu học có điểm chuẩn cao nhất với 25,8 điểm; tiếp theo là ngành Ngữ văn với 25,74 điểm. Các ngành Công nghệ thông tin, Ngôn ngữ Anh, Bảo vệ thực vật, Việt Nam học có điểm trúng tuyển là 14.
Điểm trúng tuyển là tổng điểm 3 môn theo tổ hợp đăng ký xét tuyển (không nhân hệ số) và điểm ưu tiên khu vực, đối tượng.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trường Đại học Quảng Nam là một trường đại học công lập đa ngành tại Quảng Nam. Trường được nâng cấp thành trường đại học theo quyết định số 722/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ từ trường Trung học Sư phạm Quảng Nam lên thành Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Nam.[1]
Trường Đại học Quảng Nam là một trường đại học đa ngành tại Quảng Nam có tiền thân là Trường Trung học Sư phạm Quảng Nam được thành lập vào năm 1997 theo quyết định số 1686/QĐ-UBND ngày 3/9/1997 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam. Năm 2000, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký quyết định số 4845/QĐ-BGD&ĐT-TCCB ngày 14/11/2000 nâng cấp từ trường Trung học Sư phạm Quảng Nam lên thành Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Nam. Đến năm 2007, Trường Đại học Quảng Nam được hình thành trên cơ sở nâng cấp từ Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Nam theo Quyết định số 722/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ.[1]
Trường ĐH Quảng Nam cũng liên kết với Đại học Đà Nẵng, Huế, Vinh và ĐH Quốc gia Hà Nội để đào tạo một số chuyên ngành ĐH và sau ĐH. Các ngành cao học gồm: Quản lý Giáo dục (liên kết với ĐH Vinh), Ngôn ngữ Anh, Kinh tế phát triển, Khoa học máy tính (liên kết với ĐH Đà Nẵng). Bước đầu trường cũng đã mở rộng quan hệ quốc tế, có quan hệ với các trường ĐH Lille 3 (Pháp), ĐH Bách khoa Quế Lâm (Trung Quốc), ĐH Ubon Rathachani Rajabhat và ĐH Ubon Rathachani (tên khác: More Ubon) của Thái Lan. Trường cũng đang đào tạo 56 SV Lào.
1. Khoa Tiểu học - Mầm non 1.1 Giới thiệu chung Khoa Tiểu học – Mầm non thành lập từ tháng 7 năm 2001, sau khi Trường Trung học Sư phạm Quảng Nam được nâng cấp lên thành Trường Cao đẳng sư phạm Quảng Nam. Tiền thân là khoa Xã hội. Ban đầu, Khoa chỉ có 6 giáo viên và 1 giáo vụ với 5 lớp (trong đó có 3 lớp Trung học sư phạm Tiểu học và 2 lớp Trung học sư phạm Mầm non) tổng số 202 học sinh. Tháng 6 năm 2007 trường được nâng cấp thành Trường Đại học Quảng Nam và Khoa được đổi tên thành Khoa Sư phạm. Đến tháng 8 năm 2011 đổi tên lại thành Khoa Tiểu học - Mầm non. Tháng 7 năm 2013, Khoa Tiểu học – Mầm non tách thành hai khoa: Tổ Nhạc – Họa trở thành Khoa Nghệ thuật và hai tổ: Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Mầm non trực thuộc Khoa Tiểu học – Mầm non. Cuối năm 2017, Hiệu trưởng Nhà trường ra quyết định xác nhập Khoa Tiểu học – Mầm non – Nghệ thuật thành một. Khoa có nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng giáo viên Tiểu học, giáo viên Mầm non có trình độ từ trung cấp đến cao đẳng, đại học, phục vụ sự nghiệp đổi mới giáo dục của địa phượng và các tỉnh lân cận, góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Qua gần 14 năm trưởng thành và phát triển, Khoa THMN - NT không ngừng lớn mạnh về số lượng và chất lượng, toàn khoa hiện có 14 cán bộ, giảng viên, nhân viên, trong đó có 1 Tiến sĩ, 7 Thạc sĩ, 1 giảng viên đang nghiên cứu sinh, 4 giáo viên đang học Cao học. Các giảng viên được biên chế tại 2 tổ chuyên môn: tổ Giáo dục Tiểu học và tổ Giáo dục Mầm non. Bên cạnh việc đào tạo chính quy các ngành trên, khoa còn tham gia đào tạo các lớp không chính quy. Hiện nay có hệ liên thông với tổng số học viên lên gần 1000 người, không chỉ phục vụ đào tạo cho nhu cầu của các địa phương trong tỉnh mà còn đào tạo liên kết ở các tỉnh khác như Quảng Ngãi, Kon – Tum. Tổ Bộ môn Nghệ thuật có nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng giáo viên Âm nhạc, Mĩ thuật và giảng dạy các học phần âm nhạc, mĩ thuật cho các khoa trong Trường Đại học Quảng Nam. Gồm 12 cán bộ - giảng viên – nhân viên. Trong đó, có 2 giảng viên đang tham gia học tập ở nước ngoài. Đội ngũ giảng viên Tổ bộ môn Nghệ thuật không những vững vàng về chuyên môn mà còn đóng góp nhiều thành tích cho hoạt động bề nổi của trường như Huy chương vàng Hội diễn liên hoan tiếng hát công đoàn ngành; tham gia tổ chức, cố vấn,... cho nhiều hoạt động văn nghệ của trường. Tập thể cán bộ, giảng viên, nhân viên khoa Tiểu học – Mầm non, Nghệ thuật thực hiện tốt phương châm đào tạo theo nhu cầu xã hội cả về số lượng và chất lượng. Sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường đều được trang bị tốt các kỹ năng nghiệp vụ làm việc tại các trường Mầm non và Tiểu học, Trung học cơ sở, có thể tiếp tục theo học ở các bậc học cao hơn để không ngừng nâng cao trình độ. Cho đến nay, Khoa Tiểu học - Mầm non - Nghệ thuật đã tham gia đào tạo hàng chục nghìn giáo viên Mầm non, Tiểu học, Nhạc, Họa ở các hệ khác nhau, đảm bảo chất lượng, được các đơn vị sử dụng nhân lực trong và ngoài tỉnh đánh giá cao, khẳng định được vị thế và thương hiệu của Khoa nói riêng và của nhà trường nói chung. - Mô hình: Trưởng khoa, Tổ chuyên môn, giáo vụ khoa Các ngành đào tạo chính: • Cử nhân Giáo dục Tiểu học giảng dạy trong hệ thống các trường đại học, cao đẳng, tiểu học,... • Cử nhân Giáo dục Tiểu học làm nhiệm vụ nghiên cứu ở viện nghiên cứu, ở các cơ quan văn hoá, giáo dục; • Cử nhân Giáo dục Mầm Non giảng dạy trong hệ thống giáo dục mầm non, các trường đại học, cao đẳng, Mầm non công lập, tư thục,... • Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên có trình độ Cao đẳng Sư phạm lên Đại học Sư phạm. Hiện nay, Khoa đang xây dựng đề án xin mở mã ngành đào tạo Sau Đại học ngành Giáo dục Tiểu học. Sinh viên của khoa sau khi tốt nghiệp, trong quá trình công tác ở trường Tiểu học, sinh viên của Khoa có khả năng trở thành giáo viên nòng cốt của bậc Tiểu học và có thể tiếp tục học tiếp các trình độ cao hơn. Hiện nay, Khoa Tiểu học Mầm non- Nghệ thuật là một trong những đơn vị có quy mô, số lượng, địa bàn đào tạo lớn của Trường. - Mục tiêu đào tạo: + Đào tạo giáo viên mầm non, tiểu học, giáo viên âm nhạc, mỹ thuật trình độ Đại học, cao đẳng nhằm cung cấp nguồn nhân lực phục vụ công tác giảng dạy, quản lý cho các trường phổ thông, trường mầm non và cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và các tỉnh khu vực Trung bộ. Chú trọng đào tạo một đội ngũ giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề, năng động, sáng tạo; có kiến thức, kĩ năng thực hành nghề nghiệp, có năng lực giảng dạy và nghiên cứu đáp ứng có hiệu quả việc triển khai chương trình và sách giáo khoa tiểu học mới theo định hướng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học. + Thực hiện phương châm kết hợp đào tạo và nghiên cứu khoa học, gắn lý thuyết với thực hành nhằm phát triển tư duy khoa học, kĩ năng nghề nghiệp, năng lực sáng tạo. Khoa tạo điều kiện cho sinh viên phát triển các kĩ năng mềm qua rất nhiều hoạt động thiết thực, đảm bảo cho người học có đủ năng lực cạnh tranh và thích ứng với những yêu cầu của đổi mới giáo dục. + Xây dựng môi trường sư phạm mẫu mực, chuyên nghiệp, trách nhiệm và thân thiện, hướng tới người học và đáp ứng nhu cầu xã hội. Khoa Tiểu học - Mầm non và Nghệ thuật cam kết phục vụ tốt nhất cho sự phát triển về tri thức, năng lực và phẩm chất của sinh viên và học viên. Qua đào tạo và nghiên cứu khoa học, giảng viên, sinh viên và học viên khoa Tiểu học – Mầm non và Nghệ thuật sẽ có những đóng góp thiết thực nhằm tạo nên thay đổi trong từng người học và hướng tới một sự phát triển bền vững. - Liên kết khu vực: Khoa Tiểu học – Mầm non và Nghệ thuật luôn phối hợp với nhà trường, phòng đào tạo, trung tâm Đào tạo bồi dưỡng trong việc mở rộng quan hệ hợp tác, liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục tại các huyện trên đại bàn tỉnh Quảng Nam cũng như với các trường đại học, cao đẳng trong nước như trường Cao đẳng sư phạm Kontum, trường cao đẳng Đăk lăk để tuyển sinh và đào tạo nâng chuẩn cho đội ngũ giáo viên tiểu học, mầm non. - Học bổng: Ngoài học bổng Khuyến khích học tập theo quy định, khoa còn được tiếp nhận các nguồn học bổng tài trợ do các đơn vị doanh nghiệp, các các nhân trao tặng trong dịp lễ khai giảng năm học mới 1.2. Thông tin về từng ngành 1.2.1. Ngành Giáo dục Tiểu học + Thời lượng đào tạo: 4 năm, tổng số tín chỉ:125 tín chỉ (trừ GDTCQP) + Yêu cầu về tiếng Anh: 09 tín chỉ (có 02 tín chỉ chuyên ngành), 01 chứng chỉ ngoại ngữ đầu ra + Định hướng mục tiêu: Đào tạo cử nhân Giáo dục Tiểu học nhằm đáp ứng những yêu cầu đổi mới của giáo dục Tiểu học trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sinh viên tốt nghiệp có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt, có năng lực dạy học, giáo dục học sinh theo các yêu cầu đổi mới của Giáo dục Tiểu học, có khả năng dạy tốt chương trình Tiểu học, nghiên cứu khoa học giáo dục, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu của giáo dục Tiểu học trong những thập kỷ tới. Sinh viên tốt nghiệp hệ đào tạo này có thể tiếp tục học lên các trình độ thạc sĩ, tiến sĩ về Giáo dục Tiểu học, Quản lý giáo dục và có khả năng trở thành giáo viên cốt cán của cấp Tiểu học. + Các lĩnh vực: Giáo dục tiểu học đào tạo giáo viên giảng dạy tại các trường tiểu học, quản lý giáo dục cơ sở công lập, tư thục + Triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai: Sinh viên tốt nghiệp hệ đào tạo này có thể tiếp tục học lên các trình độ thạc sĩ, tiến sĩ về Giáo dục học, Giáo dục tiểu học, Quản lý giáo dục, Giáo dục đặc biệt, có thể tham gia nghiên cứu ở Viện phát triển Giáo dục và có khả năng trở thành cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán của giáo dục Tiểu học. - Có năng lực nghiên cứu khoa học Giáo dục Tiểu học; đi sâu một số hướng chuyên chọn nâng cao để có thể giảng dạy tại các khoa sư phạm ở Đại học, Cao đẳng sư phạm hoặc Trung học sư phạm, trường Tiểu học, trong cả nước hoặc chuyên viên, cán bộ quản lý giáo dục tiểu học ở các trường tiểu học, phòng giáo dục và Sở giáo dục. - Mô hình liên kết: Liên kết với các ngành các khoa có cùng chuyên môn ở các trường Đại học khu vực Miền Trung , Tây Nguyên trường như Cao đẳng sư phạm Kon Tum, trường cao đẳng Đăk lăk - Hợp tác quốc tế: Hiện nay, Khoa đang xúc tiến mở rộng kết nối với các tình nguyện viên người nước ngoài như Anh, Pháp, Đài Loan, Hàn Quốc v.v. để hỗ trợ cho trường Mầm Non Thực Hành (thông qua sự quản lý của nhà trường và các sở ngành liên quan) - Email, liên lạc của khoa: 02353.827.018 1.2.2. Ngành Giáo dục Mầm Non + Thời lượng đào tạo: 04 năm, tổng số tín chỉ: 125 (trừ GDTCQP) + Yêu cầu về tiếng Anh: 07 tín chỉ và 01 chứng chỉ ngoại ngữ đầu ra + Định hướng mục tiêu: Sau khi tốt nghiệp, sinh viên đại học ngành giáo dục mầm non nắm vững được các kiến thức chung về giáo dục đại cương: Triết học Mác - Lê nin, Kinh tế chính trị Mác - Lê nin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Quản lý hành chính nhà nước, Anh văn, Tin học, Giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất và kiến thức chuyên sâu về ngành giáo dục mầm non theo chương trình quy định của Bộ Giáo dục Đào tạo, khả năng vận dụng sáng tạo vào thực tiễn Giáo dục mầm non. + Các lĩnh vực: Giảng dạy các trường mầm non công lập, tư thục, cơ sở nuôi dạy trẻ, công tác quản lý giáo dục. + Triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai: Sau khi tốt nghiệp sẽ được cấp bằng ĐHSP chuyên ngành GDMN làm việc trong các nhà trẻ, trường mầm non, trung tâm chăm sóc giáo dục trẻ thuộc các cơ sở: Công lập, bán công, dân lập, tư thục. Tham gia bồi dưỡng giáo viên cùng cấp và tư vấn, tuyên truyền công tác nuôi dạy trẻ cho cộng đồng. Có khả năng nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực Giáo dục Mầm non; đi sâu một số hướng chuyên chọn nâng cao trình độ để có thể giảng dạy tại các khoa sư phạm ở Đại học, Cao đẳng sư phạm hoặc Trung học sư phạm, trường Mầm non trong cả nước hoặc làm công tác chuyên viên, quản lí ở các cơ sở giáo dục mầm non. Mô hình liên kết: Liên kết với các ngành, các khoa có cùng chuyên môn ở các trường Đại học khu vực Miền Trung, Tây Nguyên như trường Cao đẳng sư phạm Kontum, trường cao đẳng Đăk lăk. Hợp tác quốc tế: Hiện nay, Khoa đang xúc tiến mở rộng kết nối với các tình nguyện viên người nước ngoài như Anh, Pháp, Đài Loan, Hàn Quốc v.v. để hỗ trợ cho trường Mầm Non Thực Hành (thông qua sự quản lý của nhà trường và các sở ngành liên quan) - Email, liên lạc của khoa: 02353.827.018 2. Khoa Lý Hóa Sinh 2.1. Giới thiệu chung Khoa Lý Hóa Sinh được thành lập năm 2007, đội ngũ giảng viên đào tạo gồm có trong đó có 02 phó giáo sư, 05 tiến sĩ và 22 thạc sĩ; - Mô hình: Trưởng khoa – Phó trưởng khoa – Trưởng bộ môn, Trợ lý trưởng khoa. - Các ngành đào tạo chính: Đại học Sư phạm Vật lý, Đại học sư phạm Sinh, Cử nhân Vật lý, Đại học Bảo vệ thực vật, Sư phạm Hóa học,... - Mục tiêu đào tạo: Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu xã hội, nhà tuyển dụng, nhất là ở các trường phổ thông. - Liên kết khu vực: Khu vực miền Trung, Tây Nguyên. - Học bổng: Ngoài học bổng Khuyến khích học tập theo quy định, khoa còn được tiếp nhận các nguồn học bổng tài trợ do các đơn vị doanh nghiệp, các các nhân trao tặng trong dịp lễ khai giảng năm học mới 2.2. Thông tin về từng ngành 2.2.1. Ngành Sư Phạm Vật Lý + Thời lượng đào tạo: 04 năm, tổng số tín chỉ: 125 (trừ GDTCQP) + Yêu cầu về tiếng Anh: 11 tín chỉ (trong đó có 4 tín chỉ chuyên ngành) và 01 chứng chỉ ngoại ngữ đầu ra. + Định hướng mục tiêu: Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Vật lý đào tạo sinh viên trở thành giáo viên Vật lý có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt. Nắm vững các kiến thức về Vật lý học cơ bản, lý luận và các phương pháp dạy học Vật lý ở trường trung học phổ thông. Có khả năng giảng dạy các kiến thức Vật lý cho học sinh trung học phổ thông phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông theo hướng căn bản, toàn diện, có khả năng thích ứng tự học và tự nghiên cứu. + Các lĩnh vực: Sư phạm Vật lý, cử nhân vật lý, tham gia giảng dạy ở các trường THCS, THPT, làm nghiên cứu khoa học.v.v. + Triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai: Làm công tác giảng dạy, công tác giáo dục, công tác quản lý giáo dục tại các trường trung học phổ thông, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề; Làm công tác nghiên cứu tại các viện, các trung tâm nghiên cứu; Làm việc tại các cơ quan quản lý, các cơ sở sản xuất và kinh doanh. + Mô hình liên kết: Liên kết với các ngành các khoa có cùng chuyên môn ở các trường Đại học khu vực Miền Trung, Tây Nguyên như trường Cao đẳng sư phạm Kontum, trường cao đẳng Đăk lăk + Hợp tác quốc tế: Hiện nay, Khoa đang xúc tiến mở rộng kết nối với các tình nguyện viên, các nước trong khu vực, các giáo sư đầu ngành.v.v. để hỗ trợ cho trường, hỗ trợ thực tập sinh đi nước ngoài khi có điều kiện + Email, liên lạc của khoa: 02353.829.254. 2.2.2. Ngành Cử Nhân Vật lý + Thời lượng đào tạo: 04 năm, tổng số tín chỉ: 125 (trừ GDTCQP) + Yêu cầu về tiếng Anh: 11 tín chỉ (trong đó có 4 tín chỉ chuyên ngành) và 01 chứng chỉ ngoại ngữ đầu ra + Định hướng mục tiêu: Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Vật lý đào tạo sinh viên trở thành giáo viên Vật lý có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt. Nắm vững các kiến thức về Vật lý học cơ bản, lý luận và các phương pháp dạy học Vật lý ở trường trung học phổ thông. Có khả năng giảng dạy các kiến thức Vật lý cho học sinh trung học phổ thông phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông theo hướng căn bản, toàn diện, có khả năng thích ứng tự học và tự nghiên cứu. + Các lĩnh vực: Cử nhân vật lý, tham gia giảng dạy ở các trường THCS, THPT nếu có chứng chỉ NVSP theo quy định, làm nghiên cứu khoa học, các sở ngành liên quan, các trung tâm nghiên cứu.v.v. + Triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai: Làm công tác quản lý giáo dục tại các trường trung học phổ thông, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề; Làm công tác nghiên cứu tại các viện, các trung tâm nghiên cứu; Làm việc tại các cơ quan quản lý, các cơ sở sản xuất và kinh doanh. + Mô hình liên kết: Liên kết với các ngành các khoa có cùng chuyên môn ở các trường Đại học khu vực Miền Trung, Tây Nguyên như trường Cao đẳng sư phạm Kontum, trường cao đẳng Đăk lăk + Hợp tác quốc tế: Khoa đang xúc tiến mở rộng kết nối với các tình nguyện viên các nước trong khu vực, các giáo sư đầu ngành.v.v. để hỗ trợ cho trường, hỗ trợ cho thực tập sinh đi nước ngoài khi có điều kiện + Email, liên lạc của khoa: 02353.829.254. 2.2.3. Ngành Sư Phạm Sinh học + Thời lượng đào tạo: 04 năm, tổng số tín chỉ: 125 (trừ GDTCQP) + Yêu cầu về tiếng Anh: 09 tín chỉ (trong đó có 2 tín chỉ chuyên ngành) và 01 chứng chỉ ngoại ngữ đầu ra + Định hướng mục tiêu: Đào tạo cử nhân Sư phạm Sinh học-Kĩ thuật nông nghiệp có phẩm chất chính trị, đạo đức, có sức khỏe tốt. Nắm vững kiến thức khoa học về Sinh học và Kĩ thuật nông nghiệp. Có phương pháp giảng dạy tốt, có thể giảng dạy Sinh học lớp 10, 11, 12 và Công nghệ 10. Có thể làm việc trong các lĩnh vực chuyên môn đáp ứng yêu cầu của xã hội và của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế + Các lĩnh vực: Sư phạm sinh học - Kĩ thuật nông nghiệp + Triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai: Giảng dạy tại các trường THCS: môn Sinh học, môn Công nghệ; Giảng dạy tại các trường THPT: môn Sinh học, Công nghệ 10; Giảng dạy tại các trường Tiểu học: môn CS TN và XH, khoa học. Làm cán bộ nghiên cứu ở các Trung tâm, Viện nghiên cứu thuộc ngành Sinh học, Sinh thái học, Môi trường, cơ sở sản xuất kinh doanh có liên quan đến lĩnh vực Sinh học; Làm việc tại doanh nghiệp: Công ty giống cây trồng, công ty Thadi, Hoàng Anh Gia Lai, các khu chế biến và sản xuất rau sạch... + Mô hình liên kết: Liên kết với các ngành các khoa có cùng chuyên môn ở các trường Đại học khu vực Miền Trung, Tây Nguyên như trường Cao đẳng sư phạm Kontum, trường cao đẳng Đăk lăk + Hợp tác quốc tế: Hiện nay, Khoa đang xúc tiến mở rộng kết nối với các tình nguyện viên, các nước trong khu vực, các giáo sư đầu ngành.v.v. để hỗ trợ cho trường, hỗ trợ cho thực tập sinh đi nước ngoài khi có điều kiện + Email, liên lạc của khoa: 02353.829.254. 2.2.4. Ngành Bảo Vệ Thực Vật + Thời lượng đào tạo: 04 năm, tổng số tín chỉ: 124 ( trừ GDTCQP) + Yêu cầu về tiếng Anh: 09 tín chỉ (trong đó có 2 tín chỉ chuyên ngành) và 01 chứng chỉ ngoại ngữ đầu ra + Định hướng mục tiêu: Đào tạo kỹ sư ngành Bảo vệ Thực vật có phẩm chất chính trị, có tư cách đạo đức và sức khoẻ tốt. Nắm vững những kiến thức cơ bản về nông nghiệp, những kiến thức chuyên sâu về bảo vệ thực vật. Trên cơ sở đó có định hướng nghề nghiệp phù hợp và đáp ứng nhu cầu nhân sự trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi ngày càng cao. Có khả năng hợp tác và quản lý nguồn nhân lực, khả năng thích ứng với công việc đa dạng ở các cơ quan khoa học, quản lý sản xuất, doanh nghiệp hoặc tự tạo lập công việc sản xuất và dịch vụ bảo vệ thực vật. Giúp sinh viên phát triển những kỹ năng cần thiết để tiếp tục tự học, tự phát triển, nghiên cứu độc lập cũng như khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường làm việc. + Các lĩnh vực: Bảo vệ thực vật, nông nghiệp trồng trọt, bảo quản nông sản thực phẩm nông nghiệp. + Triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai: Làm việc tại các cơ quan quản lý trong lĩnh vực nông nghiệp, như: cục BVTV, TT Kiểm dịch thực vật, phòng NN huyện...Làm việc tại các doanh nghiệp: Những công ty, tập đoàn nổi tiếng trong lĩnh vực BVTV như: Công ty CP BVTV An Giang, Tập đoàn Lộc trời, Công ty giống cây trồng trung ương, Công ty phân bón Bình Điền,..., Công ty TNHH đầu tư sản xuất phát triển nông nghiệp VinEco (Tập đoàn Vingroup), Tập đoàn Bayer (Đức), Tập đoàn Sygenta (Hoa Kỳ)... + Mô hình liên kết: Liên kết với các ngành các khoa có cùng chuyên môn ở các trường Đại học khu vực Miền Trung, Tây Nguyên như trường Cao đẳng sư phạm Kontum, trường cao đẳng Đăk lăk + Hợp tác quốc tế: Hiện nay, Khoa đang xúc tiến mở rộng kết nối với các tình nguyện viên, các nước trong khu vực, các giáo sư đầu ngành.v.v. hỗ trợ cho trường và hỗ trợ thực tập sinh đi nước ngoài khi có điều kiện + Email, liên lạc của khoa: 02353.829.254. 2.2.5. Ngành Sư Phạm Hóa Học + Thời lượng đào tạo: 03 năm, tổng số tín chỉ: 92 (không tính GDTCQP) + Yêu cầu về tiếng Anh: 07 tín chỉ và 01 chứng chỉ ngoại ngữ đầu ra + Định hướng mục tiêu: Đào tạo cử nhân cao đẳng ngành sư phạm Hóa học có phẩm chất chính trị, có tư cách đạo đức và sức khoẻ tốt. Nắm vững những kiến thức cơ bản về Hóa học đại cương, thí nghiệm Hóa học, có những kiến thức đầy đủ và cơ bản về Hóa hữu cơ, Hóa vô cơ, Hóa phân tích, Hóa công nghệ môi trường và nắm vững kiến thức về sinh học như: Động vật, thực vật, di truyền; có những kiến thức cơ bản về Toán học, Tin học, ...để đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm, tính hệ thống, tính thực tiễn và mối quan hệ liên môn trong dạy học. + Các lĩnh vực: Hóa học, sinh học chủ yếu ngành sư phạm + Triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai: giảng dạy ở trường THCS, làm việc trong các cơ quan có liên quan đến chuyên ngành hóa học, sinh học, hoặc học tập lên các bậc cao hơn + Mô hình liên kết: Đối với các ngành SP: Sinh viên được gửi đến các trường phổ thông để học các học phần TTSP 1, TTSP 2. Đối với các ngành ngoài sư phạm: SV được gửi đến các công ty, nhà máy, các trạm,... liên quan đến chuyên ngành để học các học phần thực tập cuối khóa. + Hợp tác quốc tế: Cùng với Phòng CTSV mở rộng liên kết với công ty OLECO trực thuộc Bộ NN PTNT Việt Nam và Hải phong để đưa sinh viên đi thực tập ở Israel, Nhật bản cho sinh viên. + Email, liên lạc của khoa: 02353.829.254. 3. Khoa Công nghệ thông tin 3.1. Giới thiệu chung Khoa Công nghệ thông tin được thành lập năm 2013 theo Quyết định số 225/QĐ-ĐHQN ngày 03 tháng 6 năm 2013 do Hiệu trưởng trường Đại học Quảng Nam ký, đội ngũ giảng viên đào tạo gồm có: 18 người trong đó có 02 tiến sĩ và 16 thạc sĩ; - Mô hình: Trưởng khoa, dưới Trưởng khoa có Trưởng Bộ môn; Đào tạo chính quy tập trung theo hệ thống tín chỉ - Các ngành đào tạo chính: Đại học Công nghệ Thông tin, Cao đẳng CNTT - Mục tiêu đào tạo: Đào tạo cử nhân Công nghệ thông tin có đạo đức nghề nghiệp; nắm vững kiến thức cơ bản và chuyên sâu về công nghệ thông tin, thành thạo về kỹ năng, đáp ứng được các yêu cầu về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin của xã hội; có năng lực tham mưu, tư vấn và thực hiện nhiệm vụ như một chuyên viên trong lĩnh vực công nghệ thông tin. - Liên kết khu vực: So sánh khung chương trình tương đối tương đồng với các trường có đào tạo ngành đại học Công nghệ thông tin trong khu vực miền trung, tây nguyên. - Học bổng: Ngoài học bổng Khuyến khích học tập theo quy định, khoa còn được tiếp nhận các nguồn học bổng tài trợ do các đơn vị doanh nghiệp, các các nhân trao tặng trong dịp lễ khai giảng năm học mới 3.2. Thông tin về ngành 3.2.1. Ngành Công Nghệ Thông Tin + Thời lượng đào tạo: 04 năm, tổng số tín chỉ: 124 ( trừ GDTCQP) + Yêu cầu về tiếng Anh: 09 tín chỉ (trong đó có 2 tín chỉ chuyên ngành) và 01 chứng chỉ ngoại ngữ đầu ra + Định hướng mục tiêu: cung cấp kiến thức cơ bản và chuyên sâu về công nghệ thông tin như Kỹ thuật lập trình, Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, Cơ sở dữ liệu, Cấu trúc máy tính, Hệ điều hành, Công nghệ phần mềm, Mạng máy tính, Thiết kế Web, Ngôn ngữ lập trình Java, Công nghệ DotNet, Mã nguồn mở... tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập và phát triển sâu về chuyên ngành công nghệ thông tin, tiếp cận dễ dàng với các công nghệ mới; năng lực chuyên môn đáp ứng được nhu cầu của xã hội về lĩnh vực công nghệ thông tin; có trình độ B tiếng Anh; có vốn tiếng Anh chuyên ngành đủ để đọc dịch tài liệu phục vụ cho công việc chuyên ngành công nghệ thông tin; + Các lĩnh vực: Lập trình ứng dụng; Quản trị cơ sở dữ liệu; Kỹ sư phần mềm; Thiết kế Game video; Quản trị mạng; Chuyên gia bảo mật; Chuyên gia phân tích hệ thống máy tính; Phát triển và thiết kế Website; Quản lý công nghệ. + Triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai: Các công ty phát triển phần mềm, thiết kế website, gia công phần mềm; các công ty tư vấn và thiết kế giải pháp mạng, giải pháp CNTT cho doanh nghiệp; các công ty lắp ráp, phân phối máy tính và các thiết bị tin học; bộ phận vận hành và phát triển CNTT của các cơ quan, nhà máy, trường học, ngân hàng, ..., các doanh nghiệp có ứng dụng CNTT; các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực CNTT. Giáo viên công nghệ thông tin cho các trường phổ thông, dạy nghề, trung cấp, cao đẳng sau khi được bồi dưỡng thêm kiến thức về nghiệp vụ sư phạm. Chuyên viên viết tài liệu kỹ thuật làm việc cho các công ty máy tính, cơ quan Chính phủ hoặc viện nghiên cứu. Có khả năng tiếp tục học ở trình độ cao hơn. Tự học tập để nâng cao trình độ chuyên môn và tiếp thu nhanh các công nghệ mới, đáp ứng kịp sự phát triển nhanh chóng của ngành CNTT + Mô hình liên kết: Xây dựng liên kết khu vực Miền trung Tây nguyên Hợp tác quốc tế: Chưa hợp tác quốc trên lĩnh vực này + Email, liên lạc của khoa: [email protected] 4. Khoa Ngữ văn - Công tác xã hội 4.1. Giới thiệu chung Khoa Ngữ văn và CTXH (tiền thân là tổ Xã hội của Trường THSP Quảng Nam, Khoa Xã hội của Trường CĐSP Quảng Nam) là một trong ba đơn vị chuyên môn đầu tiên ra đời từ khi mới thành lập trường. Hiện Khoa có 12 giảng viên, trong đó có 2 giảng viên chính, 02 tiến sĩ và 100% giảng viên có trình độ sau Đại học, gồm 02 bộ môn: Ngữ văn và Công tác xã hội. Hiện nay khoa đào tạo gần 200 sinh viên các ngành ĐHSP Ngữ văn, Cử nhân Văn học, CĐSP Ngữ văn và CĐ Công tác xã hội. Đặc biệt trong đó có gần 100 sinh viên Lào đang theo học Tiếng Việt. - Mô hình: Trưởng khoa, Trưởng bộ môn, Giáo vụ khoa và 2 Bộ môn trực thuộc khoa bao gồm: Bộ môn Ngữ văn, Bộ môn CTXH. - Các ngành đào tạo chính: Đại học Sư phạm Ngữ văn, Cao đẳng Sư phạm Ngữ văn, Cử nhân Văn học, Cao đẳng Công tác xã hội. - Mục tiêu đào tạo: + Đối với ngành Ngữ văn Có kiến thức cơ bản, toàn diện và hệ thống về khoa học Ngữ văn, về khoa học giáo dục. Có kiến thức chuyên sâu ở mức độ nhất định để có thể tiếp tục học tập ở các trình độ đào tạo cao hơn về phương pháp giảng dạy hay chuyên môn trong lĩnh vực Ngữ văn. Có kỹ năng sư phạm, vận dụng tốt phương pháp dạy học chung và phương pháp dạy học Ngữ văn; thực hiện yêu cầu đổi mới nội dung, hình thức tổ chức dạy - học, kiểm tra đánh giá kết quả dạy học môn Ngữ văn ở THPT. Có kỹ năng tự nghiên cứu để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu về chất lượng của sự nghiệp giáo dục cũng như đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Sau khi tốt nghiệp ngành này sinh viên có thể giảng dạy Ngữ văn tại các trường trung học phổ thông, cao đẳng và đại học, hoặc có thể làm công tác nghiên cứu tại các viện, các trung tâm, các cơ quan đoàn thể xã hội khác có nhu cầu sử dụng (hoạt động trong lĩnh vực báo chí, xuất bản; theo dõi và quản lý hoạt động văn hóa, văn học, ngôn ngữ v.v.). + Đối với ngành Công tác xã hội Đào tạo sinh viên ở bậc Cao đẳng có đầy đủ phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe; được trang bị đầy đủ các kiến thức chuyên môn cơ bản và kĩ năng thực hành nghề Công tác xã hội và vận dụng vào quá trình phân tích, phát hiện và giúp đỡ cá nhân, nhóm và cộng đồng tự giải quyết những vấn đề xã hội. Bên cạnh đó sau khi tốt nghiệp sinh viên có năng lực thực hiện cung cấp trực tiếp các dịch vụ công tác xã hội tại các cơ sở và tổ chức xã hội trong các lĩnh vực an sinh xã hội, sức khỏe. - Liên kết khu vực: Liên kết với Trường ĐH Đà Nẵng, CĐSP Kontum dạy các lớp liên thông từ CĐ lên ĐH các ngành SP Ngữ văn. - Học bổng: Ngoài học bổng Khuyến khích học tập theo quy định, khoa còn được tiếp nhận các nguồn học bổng tài trợ do các đơn vị doanh nghiệp, các các nhân trao tặng trong dịp lễ khai giảng năm học mới 4.2. Thông tin về từng ngành 4.2.1. Ngành Đại học Sư Phạm Ngữ Văn + Thời lượng đào tạo: 04 năm, tổng số tín chỉ: 124 ( trừ GDTCQP) + Yêu cầu về tiếng Anh: 07 tín chỉ và 01 chứng chỉ ngoại ngữ đầu ra + Định hướng mục tiêu: Trong Tương lai Khoa Ngữ văn và CTXH sẽ mở rộng liên kết đào tạo ĐH và sau Đại học các ngành Sư phạm Ngữ văn, Công tác xã hội với các trường Đại học lân cận như Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Đại học Sư phạm Huế, CĐSP Kontum, v.v. và sẽ trở thành ngành mũi nhọn góp phần vào sự phát triển của Nhà trường. + Các lĩnh vực: Giảng dạy tại các trường THCS, THPT, làm báo, khoa giáo, xuất bản, nghiên cứu khoa học, công tác văn phòng.v.v. + Triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai: Trình độ giảng viên trong khoa không ngừng được nâng cao. Khoa luôn hoạt động với phương châm đào tạo luôn gắn liền với nhu cầu xã hội. Phấn đấu tất cả sinh viên khoa Ngữ văn, CTXH sau khi tốt nghiệp ra trường đều có vị trí việc làm phù hợp với các chuyên ngành đã theo học. + Mô hình liên kết: Liên kết đào tạo với các trường Đại học vùng và đại học địa phương lân cận. Liên kết đào tạo ĐH và sau Đại học các ngành Sư phạm Ngữ văn, Công tác xã hội với các trường Đại học lân cận như Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Đại học Sư phạm Huế, CĐSP Kontum, + Hợp tác quốc tế: Khoa Ngữ văn và Công tác xã hội sẽ mở rộng liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học với các trường Đại học của các nước khu vực như Ấn độ, Thái Lan, Inđônêxia, Malâyxia, Philippin v.v. trong tương lai gần. Email, liên lạc của khoa: 02353.829.253 4.2.2. Ngành Cử Nhân Văn Học + Thời lượng đào tạo: 04 năm, tổng số tín chỉ: 124 ( trừ GDTCQP) + Yêu cầu về tiếng Anh: 09 tín chỉ (trong đó có 2 tín chỉ chuyên ngành) và 01 chứng chỉ ngoại ngữ đầu ra + Định hướng mục tiêu: Trong tương lai, Khoa Ngữ văn và CTXH sẽ mở rộng liên kết đào tạo ĐH và sau Đại học các ngành Sư phạm Ngữ văn, Công tác xã hội với các trường Đại học lân cận như Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Đại học Sư phạm Huế, CĐSP Kontum, v.v. và sẽ trở thành ngành mũi nhọn góp phần vào sự phát triển của Nhà trường. + Các lĩnh vực: Có thể tham gia vào các lĩnh vực báo chí, phát thanh, các hội VHNT, công tác văn phòng, khoa giáo, xuất bản.v.v. + Triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai: Trình độ giảng viên trong khoa không ngừng được nâng cao, hiện có nhiều giảng viên tiếp tục làm nghiên cứu sinh đáp ứng yêu cầu đào tạo Thạc sĩ tại trường trong những năm tới. Khoa luôn hoạt động với phưng châm đào tạo luôn gắn liền với nhu cầu xã hội. Phấn đấu sinh viên của khoa sau khi tốt nghiệp ra trường đều có vị trí việc làm phù hợp với các chuyên ngành đã theo học. + Mô hình liên kết: Liên kết đào tạo với các trường Đại học vùng và đại học địa phương lân cận. Liên kết đào tạo ĐH và sau Đại học các ngành Sư phạm Ngữ văn, Công tác xã hội với các trường Đại học lân cận như Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Đại học Sư phạm Huế, CĐSP Kontum, + Hợp tác quốc tế: Khoa Ngữ văn và Công tác xã hội sẽ mở rộng liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học với các trường Đại học của các nước Châu Á như Ấn độ, Thái Lan, Inđônêxia, Malâyxia, Philippin v.v. trong tương lai gần + Email, liên lạc của khoa: 02353.829.253 4.2.3. Ngành Cao đẳng Công Tác Xã Hội (CTXH) + Thời lượng đào tạo: 03 năm, tổng số tín chỉ: 92 ( trừ GDTCQP) + Yêu cầu về tiếng Anh: 07 tín chỉ và 01 chứng chỉ ngoại ngữ đầu ra + Định hướng mục tiêu: Trong Tương lai Khoa Ngữ văn và CTXH sẽ mở rộng liên kết đào tạo ĐH và sau Đại học ngành Công tác xã hội với các trường Đại học lân cận như Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Đại học Sư phạm Huế, v.v. và sẽ trở thành ngành mũi nhọn góp phần vào sự phát triển của Nhà trường. + Các lĩnh vực: Công tác xã hội, làm việc ở các Trung tâm CTXH, Phòng , Sở LĐTBXH, Phòng CTXH ở các bệnh viện, chuyên gia tư vấn.v.v.. + Triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai: Khoa luôn hoạt động với phương châm đào tạo luôn gắn liền với nhu cầu xã hội. Phấn đấu tất cả sinh viên ngành CTXH sau khi tốt nghiệp ra trường đều có vị trí việc làm phù hợp với các chuyên ngành đã học, nghề CTXH với cộng đồng. + Mô hình liên kết: Liên kết đào tạo với các trường Đại học vùng và đại học địa phương lân cận. Liên kết đào tạo ĐH và sau Đại học các ngành Sư phạm Ngữ văn, Công tác xã hội với các trường Đại học lân cận như Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Đại học Sư phạm Huế, CĐSP Kontum, + Hợp tác quốc tế: Khoa Ngữ văn và Công tác xã hội sẽ mở rộng liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học với các trường Đại học của khu vực và hợp tác với một số trường của các nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Inđônêxia, Malâyxia, Philippin v.v. trong tương lai gần + Email, liên lạc của khoa: 02353.829.253 4.2.4. Ngành Cao đẳng Sư Phạm Ngữ Văn + Thời lượng đào tạo: 03 năm, tổng số tín chỉ: 92 ( trừ GDTCQP) + Yêu cầu về tiếng Anh: 07 tín chỉ và 01 chứng chỉ ngoại ngữ đầu ra + Định hướng mục tiêu: Trong Tương lai Khoa Ngữ văn và CTXH sẽ mở rộng liên kết đào tạo ĐH và sau Đại học các ngành Sư phạm Ngữ văn với các trường Đại học lân cận như Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Đại học Sư phạm Huế, CĐSP Kontum, v.v. và sẽ trở thành ngành mũi nhọn góp phần vào sự phát triển của Nhà trường. + Các lĩnh vực: Giảng dạy ở các trường THCS ngoài ra còn có thể làm công tác văn phòng, khoa giáo, xuất bản v.v. + Triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai: Khoa luôn hoạt động với phương châm đào tạo luôn gắn liền với nhu cầu xã hội. Phấn đấu tất cả sinh viên Khoa sau khi tốt nghiệp ra trường đều có vị trí việc làm phù hợp với các chuyên ngành đã học. + Mô hình liên kết: Liên kết đào tạo với các trường Đại học vùng và đại học địa phương lân cận. Liên kết đào tạo ĐH và sau Đại học các ngành Sư phạm Ngữ văn với các trường Đại học lân cận như Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Đại học Sư phạm Huế, CĐSP Kontum, + Hợp tác quốc tế: Khoa Ngữ văn và Công tác xã hội sẽ mở rộng liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học với các trường Đại học của các nước Đông Nam Á Thái Lan, Inđônêxia, Malâyxia, Philippin v.v. trong tương lai gần. + Email, liên lạc của khoa: 02353.829.253 5. Khoa Toán 5.1. Giới thiệu chung Khoa Toán được thành lập năm 2013 theo Quyết định số 224/QĐ-ĐHQN ngày 3/6/2013 của Hiệu Trưởng trường Đại học Quảng Nam. Hiện nay tổng số đội ngũ giảng viên đào tạo gồm có 18 người, trong đó: 01 tiến sĩ, 03 NCS và 14 thạc sĩ. - Mô hình: Trưởng khoa, Trưởng bộ môn, Giáo vụ khoa, Trợ lý thanh niên khoa và 3 Bộ môn trực thuộc khoa bao gồm: + Bộ môn Giải Tích; Bộ môn Đại Số - Hình học; Bộ môn Phương pháp giảng dạy Toán. - Các ngành đào tạo chính: Đại học Sư phạm Toán, Cao đẳng Sư phạm Toán. - Mục tiêu đào tạo: Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Toán học đào tạo sinh viên trở thành giáo viên Toán học có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt. Nắm vững các tri thức về Toán học cơ bản, lý luận và các phương pháp giảng dạy Toán ở trường trung học phổ thông. Có khả năng giảng dạy các kiến thức toán cho học sinh trung học phổ thông phù hợp với nội dung đổi mới phương pháp dạy và học ở trường trung học phổ thông hiện nay theo hướng căn bản và toàn diện. - Liên kết khu vực: Liên kết đào tạo với các trường Đại học vùng và đại học địa phương lân cận. - Học bổng: Ngoài học bổng Khuyến khích học tập theo quy định, khoa còn được tiếp nhận các nguồn học bổng tài trợ do các đơn vị doanh nghiệp, các các nhân trao tặng trong dịp lễ khai giảng năm học mới 5.2. Thông tin về ngành 5.2.1. Ngành Đại học Sư Phạm Toán + Thời lượng đào tạo: 04 năm, tổng số tín chỉ: 126 ( trừ GDTCQP) + Yêu cầu về tiếng Anh: 09 tín chỉ (trong đó có 2 tín chỉ chuyên ngành) và 01 chứng chỉ ngoại ngữ đầu ra + Định hướng mục tiêu: Trong Tương lai Khoa Toán sẽ mở rộng liên kết đào tạo ngành Sư phạm Toán học và ngành Toán học ứng dụng với các trường Đại học lân cận như Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Đại học Sư phạm Huế, Đại học Phạm Văn Đồng, Đại học Quy nhơn, v.v. và sẽ trở thành đầu tàu cho sự phát triển của Nhà trường. + Các lĩnh vực: Toán học và toán học ứng dụng. + Triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai: Xây dựng Khoa toán mạnh về đội ngũ và định hướng nghiên cứu theo hướng ứng dụng. + Mô hình liên kết: Liên kết đào tạo với các trường Đại học vùng và đại học địa phương lân cận như Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Đại học Sư phạm Huế, Đại học Phạm Văn Đồng, Đại học Quy nhơn. + Hợp tác quốc tế: Khoa Toán sẽ mở rộng liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học với các trường Đại học của các nước Châu Á như Ấn độ, Thái Lan, Inđônêxia, Malâyxia, Philippin v.v. trong tương lai gần. + Email, liên lạc của khoa: 02353.350.232 6. Khoa Kinh tế - Du lịch 6.1. Giới thiệu chung Khoa Kinh tế - Du lịch được thành lập từ tháng 8 năm 2018 trên cơ sở sáp nhập khoa Văn hóa – Du lịch và khoa Kinh tế (thành lập từ 2007). Hiện nay, khoa có 16 cán bộ, giảng viên gồm 2 tiến sĩ, 2 nghiên cứu sinh và 12 thạc sĩ, 1 cử nhân. Hiện nay, khoa đang đào tạo bốn chuyên ngành đại học và cao đẳng gồm: - CĐ và ĐH Việt Nam học, Cử nhân Lịch sử, CĐSP Địa lí, Lịch sử, CĐ Kế toán, CĐ Quản trị kinh doanh. - Mục tiêu đào tạo: Khoa Kinh tế - Du lịch trở thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học các ngành Kinh tế - Du lịch đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp, cơ quan quản lý tỉnh Quảng Nam, miền Trung – Tây Nguyên và cả nước. - Liên kết khu vực: Khoa Kinh tế - Du lịch là cầu nối giữa nơi đào tạo với các doanh nghiệp, các cơ quan tổ chức đang hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, du lịch, doanh nghiệp kinh tế trên địa bàn miền Trung, Tây Nguyên. Khoa đã thiết lập và ký kết văn bản ghi nhớ với Hiệp hội du lịch Quảng Nam nhằm tăng cường sự hỗ trợ của Hiệp hội trong công tác thực tập cho sinh viên. Khoa cũng có mối quan hệ thường xuyên với các chuyên gia du lịch, văn hóa, kinh tế và quản trị kinh doanh trong và ngoài địa bàn tỉnh và tổ chức mời các chuyên gia nói chuyện chuyên đề cho sinh viên của Khoa. Đặc biệt, khoa là nơi tiếp nhận và đào tạo sinh viên Lào ngành Kế toán, Quản trị kinh doanh và Việt Nam học. - Học bổng: Ngoài học bổng Khuyến khích học tập theo quy định, khoa còn được tiếp nhận các nguồn học bổng tài trợ do các đơn vị doanh nghiệp, các các nhân trao tặng trong dịp lễ khai giảng năm học mới 6.2. Thông tin về từng ngành 6.2.1. Ngành Đại học Việt Nam Học + Thời lượng đào tạo: 04 năm, tổng số tín chỉ: 125 ( trừ GDTCQP) + Yêu cầu về tiếng Anh: 13 tín chỉ (trong đó có 6 tín chỉ chuyên ngành) và 01 chứng chỉ ngoại ngữ đầu ra + Định hướng mục tiêu: Sinh viên ngành Việt Nam học, chuyên ngành Văn hóa Du lịch có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức chuyên môn vững vàng, nắm vững kiến thức chuyên sâu về văn hóa - lịch sử - địa lý, tài nguyên du lịch, tuyến điểm du lịch Việt Nam và có khả năng phát huy tối đa những kiến thức đó phục vụ phát triển văn hóa hoặc du lịch. Có kiến thức về nghiệp vụ du lịch, quản lý văn hóa, những kiến thức chuyên sâu về hoạt động hướng dẫn, marketing và kinh doanh nhà hàng, khách sạn. Kiến thức tổng thể tổ chức vận hành và quản lý về hệ thống lãnh thổ du lịch, tuyến, điểm du lịch. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên làm việc được ngay và có thể đảm nhận được vị tại các cơ quan nhà nước về văn hóa – du lịch, các doanh nghiệp du lịch. + Bên cạnh đó, sinh viên thành thạo các kỹ năng cần thiết cho hoạt động nghề như kỹ năng hướng dẫn du lịch, kỹ năng nghiệp vụ về lễ tân, nhà hàng, khách sạn, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, lắng nghe và thuyết phục khách hàng; kỹ năng lập/triển khai kế hoạch các hoạt động/sự kiện văn hóa – du lịch, thiết kế, điều hành các tour - tuyến du lịch; kỹ năng phân tích, đánh giá và định hướng cho các vấn đề về văn hóa du lịch của một địa phương, quốc gia. Ngoài ra, sinh viên rèn luyện được kỹ năng tự học, tự nghiên cứu các vấn đề thực tiễn về văn hóa, du lịch. Kỹ năng tiến hành nghiên cứu khoa học các vấn đề về văn hóa, du lịch. + Các lĩnh vực: Văn hóa, du lịch, khoa học xã hội và nhân văn.... + Triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai: Tham gia các công việc thiết kế, điều hành tour du lịch, bán tour và đại lý du lịch, hướng dẫn viên du lịch, làm nhân viên lễ tân, phục vụ bàn, phục vụ buồng, nhân viên giải trí, nhân sự, sale- Marketing trong các khách sạn, nhà hàng. Làm chuyên viên trong các cơ quan Nhà nước về du lịch như Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Phòng xúc tiến và phát triển du lịch...Làm việc trong các công ty tổ chức sự kiện hoặc tham gia vào việc tổ chức sự kiện cho doanh nghiệp, cơ quan nơi mình công tác. Làm quản lý mảng văn hóa trong các đơn vị hành chính, làm hướng dẫn tại điểm du lịch. Làm cán bộ nghiên cứu trong các cơ quan quản lý, trung tâm nghiên cứu, giảng dạy tại các trường về văn hóa, du lịch, đảm nhận các vị trí quản lý trong các cơ quan doanh nghiệp văn hóa, du lịch,... sau một thời gian làm việc. + Mô hình liên kết: Liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội thông qua ký kết các biên bản hợp tác đào tạo, trao đổi chuyên gia, nhà quản lý và sinh viên, đảm bảo đầu ra cho người học. + Hợp tác quốc tế: hợp tác đào tạo nguồn nhân lực cho các địa phương của nước CHDCND Lào và các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong và ngoài nước. + Email, liên lạc của khoa: [email protected], ĐT: 02353829263 6.2.2. Ngành Đại học Lịch Sử + Thời lượng đào tạo: 04 năm, tổng số tín chỉ: 125 (trừ GDTCQP) + Yêu cầu về tiếng Anh: 10 tín chỉ (trong đó có 3 tín chỉ chuyên ngành) và 01 chứng chỉ ngoại ngữ đầu ra + Định hướng mục tiêu: Người học có hệ thống kiến thức cơ bản, cơ sở, ngành về lịch sử, về tiến trình lịch sử Việt Nam và tiến trình lịch sử nhân loại; có kiến thức cơ bản về một chuyên ngành lịch sử; có các phương pháp lịch sử cần thiết để tiến hành công việc chuyên môn trong nghiên cứu, giảng dạy hay làm việc ở các cơ quan, đoàn thể chính trị, văn hoá, xã hội. Người học phương pháp tư duy khoa học, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và vận dụng kiến thức đã học vào việc nhận thức và giải quyết những vấn đề khoa học cũng như thực tiễn xã hội đặt ra. + Các lĩnh vực: Lịch sử, khoa học xã hội và nhân văn + Triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai: Làm công tác nghiên cứu ở các viện, trung tâm nghiên cứu, các cơ quan nhà nước, đoàn thể xã hội có yêu cầu chuyên môn liên quan trực tiếp đến kiến thức lịch sử; Làm công tác quản lý tư liệu lịch sử, quản lý bảo tàng, di tích lịch sử,...Cán bộ trong các cơ quan, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội có nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực am hiểu kiến thức lịch sử; Cán bộ nghiên cứu lịch sử ở các viện, trung tâm nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng; cán bộ tổng hợp ở các cơ quan đoàn thể; Giảng dạy lịch sử ở các cơ sở giáo dục, đào tạo (nếu có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm). + Mô hình liên kết: liên kết đào tạo với các trung tâm đào tạo trong cả nước, tập trung ở khu vực Miền Trung – Tây Nguyên + Hợp tác quốc tế: hợp tác đào tạo nguồn nhân lực cho các địa phương của nước CHDCND Lào và các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong và ngoài nước. + Email, liên lạc của khoa: [email protected], ĐT: 02353829263 6.2.3. Ngành Quản trị Kinh doanh + Thời lượng đào tạo: 03 năm, tổng số tín chỉ: 92 ( trừ GDTCQP) + Yêu cầu về tiếng Anh: 09 tín chỉ (trong đó có 3 tín chỉ chuyên ngành) và 01 chứng chỉ ngoại ngữ đầu ra + Định hướng mục tiêu:Sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức chuyên môn vững vàng, nắm vững kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về lĩnh vực đào tạo. Có kỹ năng phân tích các báo cáo tài chính, phân tích tình hình thị trường, phân tích thực trạng doanh nghiệp,... + Các lĩnh vực: Kinh tế quản trị kinh doanh.... + Triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai: tham gia làm việc các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp và các hoạt động kinh tế xã hội,... + Mô hình liên kết: Liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội thông qua ký kết các biên bản hợp tác đào tạo, trao đổi chuyên gia, nhà quản lý và sinh viên, đảm bảo đầu ra cho người học. + Hợp tác quốc tế: hợp tác đào tạo nguồn nhân lực cho các địa phương của nước CHDCND Lào và các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong và ngoài nước. + Email, liên lạc của khoa:: [email protected], ĐT: 02353829263 6. 2.4. Ngành Kế toán + Thời lượng đào tạo: 03 năm, tổng số tín chỉ: 92 ( trừ GDTCQP) + Yêu cầu về tiếng Anh: 09 tín chỉ (trong đó có 3 tín chỉ chuyên ngành) và 01 chứng chỉ ngoại ngữ đầu ra + Định hướng mục tiêu: Đào tạo cử nhân cao đẳng kế toán có phẩm chất chính trị đạo đức và sức khỏe tốt, có kiến thức cơ bản về kế toán, kinh tế, tài chính – ngân hàng; có kỹ năng nghề nghiệp, trình độ ngoại ngữ và tin học phù hợp với trình độ đào tạo; có thái độ làm việc chuyên nghiệp nghiêm túc, hiệu quả. + Các lĩnh vực: kinh tế; kế toán; tài chính – ngân hàng + Triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai: Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể đảm nhận được các công việc sau: Kế toán các phần hành, kế toán tổng hợp, kế toán giá thành , chuyên viên tài chính và phân tích tài chính, chuyên viên thuế vụ, kiểm soát nội bộ, kiểm toán độc lập, nghiên cứu viên về các vấn đề hạch toán kế toán, phân tích hoạt động kinh doanh, marketing Tại các tổ chức: các doanh nghiệp dịch vụ - thương mại và sản xuất kinh doanh, các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính phi ngân hàng, công ty chứng khoán, qũy đầu tư, các công ty kiểm toán độc lập, Các công ty dịch vụ kế toán, các cơ quan hành chính sự nghiệp, các cơ quan tài chính như: Cục thuế, kho bạc, tài chính, kiểm toán nhà nước. + Mô hình liên kết: Liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội thông qua ký kết các biên bản hợp tác đào tạo, trao đổi chuyên gia, nhà quản lý và sinh viên, đảm bảo đầu ra cho người học. + Hợp tác quốc tế: hợp tác đào tạo nguồn nhân lực cho các địa phương của nước CHDCND Lào và các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong và ngoài nước. + Email, liên lạc của khoa: [email protected]; ĐT: 02353829263 7. Khoa Ngoại ngữ 7.1. Giới thiệu chung Khoa Ngoại ngữ trường Đại học Quảng Nam có tiền thân là Cơ sở Tin học – Ngoại ngữ được hình thành từ Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Nam ra đời năm 2001 tại Tam Kỳ. Từ buổi ban đầu chỉ có 03 giảng viên tiếng Anh, đến nay khoa Ngoại ngữ đã phát triển không ngừng đi lên về số lượng và chất lượng với tổng số thành viên là 23 gồm 01 tiến sĩ, 3 nghiên cứu sinh, 16 thạc sĩ và 03 cử nhân. Đội ngũ giảng viên tâm huyết với nghề; là các thành viên tích cực của các mạng lưới đào tạo bồi dưỡng giáo viên của VVOB, VTTN...được bồi dưỡng ngắn hạn và tu nghiệp ở các nước New Zealand, Úc, Anh, Mỹ, Canada, Hàn Quốc, Lào...Khoa còn liên hệ mạng lưới tình nguyện viên quốc tế đến từ các nước nói tiếng Anh, đặc biệt từ các tổ chức hỗ trợ chuyên gia giảng dạy tiếng nước ngoài như Fulbright để giúp sinh viên trong kỹ năng thực hành tiếng. Với nhiều thành tích trong giảng dạy và công tác, Khoa đã được nhà trường và các cấp chính quyền khen tặng giấy khen, bằng khen và nhiều năm liền được UBND tỉnh Quảng Nam khen tặng danh hiệu tập thể xuất sắc. Khoa Ngoại ngữ hiện nay đảm trách đào tạo giảng dạy sinh viên Đại học Ngôn ngữ Anh, Cao đẳng Tiếng Anh, Đại học liên thông Ngôn ngữ Anh và Đại học bằng hai tiếng Anh. Khoa cũng đảm nhận việc giảng dạy tiếng Anh không chuyên và tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên các ngành khác trong toàn trường và tham gia giảng dạy cấp chứng chỉ tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung cho các học viên theo học tại Trung tâm của nhà trường. Sinh viên Khoa ngoại ngữ rất năng động, thường tự lên kế hoạch và tổ chức các hoạt động nhân các ngày lễ lớn của năm, câu lạc bộ tiếng Anh. Hàng năm, sinh viên tại khoa được tham gia và thể hiện tài năng tại các cuộc thi hùng biện tiếng Anh, hội thảo khoa học do khoa, trường tổ chức. Ngoài ra sinh viên cũng tham gia các hoạt động tình nguyện cùng với nhà trường hoặc do Liên chi đoàn khoa tổ chức. Trong khảo sát hằng năm của nhà trường về tình hình việc làm của cựu sinh viên, hầu hết sinh viên khoa ngoại ngữ có thể tìm được việc làm ổn định ở nhiều lĩnh vực khác nhau như hàng không, du lịch, giáo dục, khách sạn, dịch thuật, văn phòng... - Mô hình: Trưởng khoa, Trưởng bộ môn, Trợ lý trưởng khoa, 02 Bộ môn trực thuộc khoa bao gồm: + Bộ môn Lý thuyết tiếng và biên phiên dịch; + Bộ môn Thực hành tiếng và ngoại ngữ không chuyên - Các ngành đào tạo chính: Đại học Ngôn ngữ Anh, Cao đẳng tiếng Anh, Đại học liên thông Ngôn ngữ Anh và Đại học bằng hai tiếng Anh - Mục tiêu đào tạo: Chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh đào tạo sinh viên nắm được các đặc trưng của tiếng Anh so với các ngôn ngữ khác, sự hình thành và phát triển của ngôn ngữ này trong tương quan so sánh với tiếng mẹ đẻ để có thể sử dụng trong giao tiếp, trong môi trường làm việc hay dạy tiếng Anh cơ bản cho người học ở trình độ sơ cấp. Trang bị cho sinh viên các kỹ năng cứng và kỹ năng mềm, thái độ và đạo đức nghề nghiệp để sinh viên có khả năng công tác tốt sau khi tốt nghiệp. - Liên kết khu vực: Đang xây dựng mô hình liên kết - Học bổng: Ngoài học bổng Khuyến khích học tập theo quy định, khoa còn được tiếp nhận các nguồn học bổng tài trợ do các đơn vị doanh nghiệp, các các nhân trao tặng trong dịp lễ khai giảng năm học mới 7.2. Thông tin về từng ngành 7.2.1. Ngành Đại học Ngôn Ngữ Anh + Thời lượng đào tạo: 04 năm, tổng số tín chỉ: 125 ( trừ GDTCQP) + Yêu cầu về Ngoại ngữ: Ngoài chuyên ngành Tiếng Anh còn có 07 tín chỉ tiếng Pháp, 07 tín chỉ tiếng Trung, đạt chuẩn đầu ra theo quy định + Định hướng mục tiêu: Đào tạo cử nhân tiếng Anh có đủ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong nghề nghiệp và sức khoẻ tốt để có thể làm việc có hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn có sử dụng ngoại ngữ mình đã học đáp ứng yêu cầu của xã hội và của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế. Rèn luyện và phát triển các kỹ năng giao tiếp tiếng nước ngoài; trao dồi các lĩnh vực chuyên môn như giảng dạy, biên - phiên dịch, các lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ, kinh doanh, kinh tế và xã hội... + Triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai: Có thể làm việc trong ngành du lịch, ngoại thương, ngân hàng. Có thể làm phiên dịch tiếng Anh hoặc những công việc có sử dụng tiếng Anh trong các tổ chức, công ty nước ngoài hay có giao dịch với nước ngoài, v.v.. Có thể làm hướng dẫn viên du lịch hoặc nhân viên tại các công ty du lịch, nhân viên lễ tân tại các khách sạn, tiếp viên hàng không hoặc thư ký . Với phương châm đảm bảo đầu ra cho người học. + Mô hình liên kết: Liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội thông qua ký kết các biên bản hợp tác đào tạo, trao đổi chuyên gia, tình nguyện viên người nước ngoài nhà quản lý và sinh viên. + Hợp tác quốc tế: Hợp tác đào tạo nguồn nhân lực cho các địa phương của nước CHDCND Lào và các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong và ngoài nước. Kết nối với các chuyên gia trong và nước ngoài, các tình nguyện viên: Anh, Pháp, Trung Quốc và một số nước trong khu vực Đông Nam Á + Email, liên lạc của khoa: ĐT: 0235.3.829251 7.2.2. Ngành Ngôn Ngữ Anh (Liên thông Cao đẳng lên Đại học) + Thời lượng đào tạo: 2 năm, tổng số tín chỉ: 45 ( trừ GDTCQP) + Yêu cầu về tiếng Anh: Đạt chuẩn đầu ra theo quy định + Định hướng mục tiêu: Đào tạo cử nhân tiếng Anh có đủ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong nghề nghiệp và sức khoẻ tốt để có thể làm việc có hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn có sử dụng ngoại ngữ mình đã học đáp ứng yêu cầu của xã hội và của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế. Nhất là các lĩnh vực chuyên môn như giảng dạy, biên - phiên dịch, các lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ, kinh doanh, kinh tế và xã hội... + Triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai: Có thể làm việc trong ngành du lịch, ngoại thương, ngân hàng. Có thể làm phiên dịch tiếng Anh hoặc những công việc có sử dụng tiếng Anh trong các tổ chức, công ty nước ngoài hay có giao dịch với nước ngoài, v.v.. Có thể làm hướng dẫn viên du lịch hoặc nhân viên tại các công ty du lịch, nhân viên lễ tân tại các khách sạn, tiếp viên hàng không hoặc thư ký. + Mô hình liên kết: Liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội thông qua ký kết các biên bản hợp tác đào tạo, trao đổi chuyên gia, tình nguyện viên người nước ngoài nhà quản lý và sinh viên. Liên kết với các Trường Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng và một số trường khu vực Miền Trung Tây Nguyên + Hợp tác quốc tế: Hợp tác đào tạo nguồn nhân lực cho các địa phương của nước CHDCND Lào và các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong và ngoài nước. Kết nối với các chuyên gia trong và nước ngoài, các tình nguyện viên: Anh, Pháp, Trung Quốc, Hàn Quốc.v.v.và một số nước trong khu vực Đông Nam Á + Email, liên lạc của khoa: ĐT: 02353.829.251
Tên đơn vị: Trường Đại học Quảng Nam
Địa chỉ: 102 Hùng Vương- Tam Kỳ
Trường Đại học Quảng Nam - một trường đại học của Quảng Nam và trước hết vì Quảng Nam
Trường Đại học Quảng Nam được Thủ Tướng Chính Phủ ra quyết định thành lập tháng 6 năm 2007 trên cơ sở trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Nam. Việc thành lập trường Đại học Quảng Nam nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực, phù hợp với cơ cấu kinh tế - xã hội của Quảng Nam, từ đó mở rộng điều kiện và cơ hội học tập cho người học trong và ngoài Tỉnh, góp phần nâng cao dân trí, trình độ học vấn - khoa học kỹ thuật và nhân văn cho cộng đồng dân cư địa phương.
Giảng đường trường Đại học Quảng Nam
Trường Đại học Quảng Nam đuợc xây dựng phát triển theo hướng đa ngành, đa hệ, trở thành trung tâm đào tạo nghiên cứu khoa học, trung tâm văn hóa giáo dục lớn của tỉnh Quảng Nam. Trường được xây dựng tại 2 cơ sở: cơ sở 1 với diện tích gần 7 ha, nằm ở trung tâm Thành phố Tam Kỳ, cơ sở 2 với diện tích 50 ha nằm ở xã Tam Phú, TP Tam kỳ, tỉnh Quảng Nam.
Trường Đại học Quảng Nam dự kiến cơ cấu đào tạo 30% SV thuộc ngành sư phạm và 70% SV thuộc ngành đào tạo khác. Hiện nay, Trường ưu tiên đào tạo các ngành mũi nhọn là Du lịch, Công nghệ thông tin và Ngoại Ngữ... Phương châm đào tạo của Nhà trường là sinh viên tốt nghiệp có khả năng sử dụng thành thạo các ứng dụng tin học và một ngoại ngữ trong chuyên môn. Ngoài ra, Trường còn liên kết với các trường Dạy nghề, THCN, Cao đẳng, Đại học trên địa bàn để đào tạo liên thông từ trung học, cao đẳng lên đại học.
Quảng Nam là một vùng đất học, vùng đất giàu truyền thống yêu nước và cách mạng. Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà nói chung; cán bộ, giáo viên, sinh viên Trường ĐHQN nói riêng đều có mong muốn xây dựng một trường đại học ngoài những tiêu chí chung, còn phải mang những đặc trưng riêng của xứ Quảng, đó là một trường đại học của Quảng Nam và trước hết vì Quảng Nam. Vì vậy, để ước vọng ấy sớm trở thành hiện thực, theo chúng tôi, cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trước mắt sau đây:
Một là, tập trung xây dựng và phát triển đội ngũ có bản lĩnh về chính trị, giỏi về chuyên môn, tốt về phẩm chất đạo đức, tận tụy với nghề nghiệp, xem đây là nhiệm vụ trung tâm để nâng cao chất lượng GDĐT của nhà trường. Phấn đấu từ nay đến năm 2015, sẽ tiếp tục đưa đi đào tạo ít nhất 5 nghiên cứu sinh và 7 cao học mỗi năm, nhằm thực hiện chủ trương của Bộ GDĐT đối với các môn học thuần túy về lý thuyết, giảng viên có trình độ tiến sĩ mới được giảng dạy bậc đại học và thạc sĩ mới được giảng dạy bậc cao đẳng. Tiếp tục thu hút SV tốt nghiêp đại học loại giỏi hoặc có bằng sau đại học về trường, bảo đảm đạt tỷ lệ 20 sinh viên/1 giảng viên; tích cực đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy, đáp ứng yêu cầu và xu thế mới của giáo dục đại học.
Hai là, việc tuyển sinh phải dựa trên cơ sở nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương và khu vực, phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Trước hết, tập trung phát triển các ngành học văn hóa, du lịch, tin học… Tiếp tục đẩy mạnh liên kết đào tạo với các trường đại học - cao đẳng... để đào tạo các ngành nghề mà bản thân nhà trường chưa đủ mạnh, hơn nữa thông qua đây sẽ học tập kinh nghiệm quản lý, giảng dạy. Việc đào tạo liên thông trong nội bộ nhà trường và các trường bạn là vấn đề phải làm ngay từ khi trường đại học chính thức đi vào hoạt động. Ưu tiên mời chuyên gia và giảng viên có trình độ cao trong và ngoài nước, nhất là các nhà quản lý tham gia giảng dạy, báo cáo chuyên đề.
Ba là, đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại theo phương thức xã hội hóa, thu hút các nguồn lực đầu tư nhằm đáp ứng đúng mức yêu cầu nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập của cán bộ, giảng viên và HS-SV một trường đại học đa ngành. Tăng cường các điều kiện thực hành tại chỗ, đồng thời liên kết với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, dịch vụ… tạo môi trường thuận lợi cho HS-SV thâm nhập thực tế ngay từ những năm đầu vào trường.
Bốn là, cần đầu tư hơn nữa công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ vào trong giảng dạy và học tập, trước mắt cần tập trung biên soạn giáo trình có chất lượng và đưa công nghệ thông tin vào quản lý mọi mặt trong nhà trường, tạo nên một phong cách quản lý mới: khoa học và hiệu quả.
Tất nhiên, ngoài nỗ lực chủ quan của nhà trường, Trường ĐHQN rất cần mọi sự quan tâm giúp đỡ của các ngành, các cấp cũng như tất cả những ai quan tâm đến sự học của con em Quảng Nam.