Với mô hình kinh doanh hiện đại, vị trí giám đốc kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Vậy cụ thể giám đốc kinh doanh là ai?, Tầm quan trọng của họ như thế nào? Họ có đóng góp gì cho các doanh nghiệp? Điều kiện để ngồi vào vị trí cấp cao này là gì? Cùng Navigos Search đi tìm câu trả lời trong bài viết này.
Với mô hình kinh doanh hiện đại, vị trí giám đốc kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Vậy cụ thể giám đốc kinh doanh là ai?, Tầm quan trọng của họ như thế nào? Họ có đóng góp gì cho các doanh nghiệp? Điều kiện để ngồi vào vị trí cấp cao này là gì? Cùng Navigos Search đi tìm câu trả lời trong bài viết này.
Vị trí giám đốc kinh doanh sẽ thực hiện những công việc cụ thể dưới dây:
CCO có trách nhiệm trong việc định hướng kinh doanh đảm bảo lợi nhuận và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. CCO đứng đầu nhóm kinh doanh, quan hệ khách hàng, PR,... nên phải đảm bảo những chức năng trong tổ chức được thực hiện hiệu quả, mối quan hệ hợp tác được duy trì tốt đẹp nhằm giúp doanh nghiệp đạt mục tiêu chiến lược đề ra.
CCO chịu trách nhiệm lãnh đạo bộ phận kinh doanh trong những công việc hằng ngày, triển khai và phê duyệt quyết định được đưa ra liên quan tới hoạt động kinh doanh của tổ chức.
Để đạt mục tiêu kinh doanh, giám đốc kinh doanh phải định hướng và thiết lập kế hoạch kinh doanh cho tổ chức dựa trên nhu cầu của khách hàng, xu hướng của thị trường, sản phẩm và dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh,...
Qua dự đoán thị trường và lên kế hoạch kinh doanh, CCO xác định mục tiêu kinh doanh, chiến lược thích hợp với nhu cầu và thị hiếu khách hàng. Từ đó, đưa ra quyết định cần thiết nhằm tối ưu hoá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. CCO đảm nhận việc quản lý và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh để điều chỉnh, cập nhật kế hoạch kinh doanh mới nhằm đáp ứng yêu cầu từ thị trường, khách hàng.
Giám đốc kinh doanh tiến hành xây dựng chiến lược sản phẩm, dịch vụ thích hợp với nhu cầu khách hàng và đạt mục tiêu kinh doanh đề ra. Họ phải đảm bảo sản phẩm và dịch vụ cung cấp tạo ra giá trị, đóng góp vào doanh số, lợi nhuận của tổ chức.
Giám đốc kinh doanh cũng cần đảm bảo sản phẩm và dịch vụ phù hợp chiến lược kinh doanh, định hướng phát triển của doanh nghiệp. Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp muốn phát triển tại thị trường mới, giám đốc kinh doanh phải xây dựng chiến lược sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường đó.
CCO chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược bán hàng nhằm đảm bảo sản phẩm, dịch vụ tiếp cận đến khách hàng hiệu quả, tạo ra doanh số, lợi nhuận của doanh nghiệp.
Để có được chiến lược bán hàng hiệu quả, họ cần nghiên cứu thị trường, nhu cầu và xu hướng khách hàng, đánh giá đối thủ cạnh tranh, đưa ra mục tiêu bán hàng, thiết lập kế hoạch tiếp thị, giá cả, quyết định về kênh bán hàng,... Đồng thời, phối hợp làm việc với bộ phận Marketing, kế toán và sản xuất để đảm bảo tính đồng nhất, tối ưu hoá chi phí cho tổ chức.
Giám đốc kinh doanh chịu trách nhiệm quản lý, định hướng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp và cả chiến lược về Marketing để thu hút, giữ chân khách hàng.
CCO phải phối hợp với những bộ phận khác để thiết lập, xây dựng chiến lược Marketing và đảm bảo chiến lược Marketing của doanh nghiệp phát triển đúng đắn, thích hợp với đối tượng khách hàng, mục tiêu kinh doanh.
Giám đốc kinh doanh cũng tham gia tuyển dụng và đào tạo nhân sự mới trong bộ phận kinh doanh. CCO là người nắm rõ nhu cầu nguồn nhân lực trong bộ phận, cách đánh giá ứng viên và cung cấp kiến thức, kỹ năng cần thiết cho từng vị trí trong phòng ban kinh doanh.
Với trách nhiệm đó, CCO cần xây dựng và nuôi dưỡng môi trường làm việc chuyên nghiệp để thu hút, cởi mở nhằm chiêu mộ nhân tài, quản trị nhân lực tốt nhất, phục vụ cho mục tiêu chiến lược của tổ chức.
Trách nhiệm chính là tạo ra giá trị cho khách hàng, đảm bảo khách hàng là trung tâm của mọi quyết định của tổ chức, CCO phải tiến hành xây dựng, nuôi dưỡng mối quan hệ kinh doanh. Điều này đảm bảo khách hàng luôn được hưởng lợi từ sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
Việc xây dựng mối quan hệ kinh doanh còn giúp họ tạo ra mạng lưới liên kết rộng rãi, đa dạng giữa các doanh nghiệp với đối tác, khách hàng, nhà đầu tư, bên liên quan,... Điều đó góp phần giúp doanh nghiệp tăng cường sức cạnh tranh, mở rộng thị trường, tối ưu chi phí.
Giám đốc kinh doanh chịu trách nhiệm đầu tàu trong việc định hướng các chiến lược dài hạn của doanh nghiệp. Họ cần đảm bảo chiến lược đó thích hợp với mục tiêu, tầm nhìn để giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh. CCO cũng phải đảm bảo công ty sẽ được khách hàng, cổ đông, người dùng đánh giá cao. Trong đó, hình ảnh thương hiệu chính là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp thu hút, giữ chân khách hàng, tăng doanh thu, nâng cao lợi thế cạnh tranh so với đối thủ cùng ngành trên thị trường.
Vậy nên, việc vạch ra các chiến lược dài hạn, xây dựng hình ảnh thương hiệu chính là trách nhiệm quan trọng của giám đốc kinh doanh. Họ sẽ đảm bảo doanh nghiệp triển khai những hoạt động đó hiệu quả, đúng với lộ trình đã đưa ra để thu về kết quả cao nhất.
Xem thêm >> Để có trái ngọt, hãy nghĩ cách hoạch định chiến lược khác biệt
Ngoài ra, còn có một số cách gọi khác như:
Cách gọi cụ thể sẽ phụ thuộc vào quy mô và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Để trở thành CBO, cần đáp ứng các điều kiện về mặt pháp lý, năng lực và phẩm chất đạo đức. Ngoài ra, mỗi doanh nghiệp có thể có những yêu cầu cụ thể riêng.
Trong kinh doanh, thuyết phục là một vấn đề vô cùng quan trọng, giúp thu hút khách hàng. Vì thế, để thực hiện chăm sóc khách hàng hiệu quả, Giám đốc kinh doanh được ví như những người trực tiếp giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp.
Giám đốc kinh doanh sẽ kể các câu chuyện hấp dẫn chứa đựng nhiều thông tin của dịch vụ, sản phẩm để chạm đến cảm xúc khách hàng. Họ nắm bắt tốt tâm lý khách hàng và xu thế thị trường để xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ, sản phẩm hợp lý nhất, dẫn dắt đội ngũ kinh doanh trở thành những nhà tiếp thị tài ba.
Chiến dịch tiếp thị phải dễ nhớ và dễ lan truyền. Do đó, một CCO cần tổ chức các chiến dịch hợp lý để tiếp cận người sử dụng, kết nối khách hàng thành cộng đồng lớn. Và chỉ Giám đốc kinh doanh và các nhân sự tài năng mới có thể xây dựng được những chiến lược thích hợp thông qua tiếp cận trực tiếp với người sử dụng thường xuyên.
– The Chief sales officer is responsible for defining the business direction towards the growth and profitability of the business, as well as building efficient growth infrastructure and processes.
Dịch nghĩa tiếng Việt: Giám đốc kinh doanh có nhiệm vụ xác định định hướng kinh doanh hướng tới sự phát triển và lợi nhuận của doanh nghiệp cũng như việc xây dựng quy trình và cơ sở hạ tầng tăng trưởng hiệu quả
Từ những phân tích trên chúng tôi mong rằng Quí vị sẽ có thêm những thông tin cần thiết về Giám đốc kinh doanh tiếng Anh là gì? Nếu Quí vị còn thắc mắc hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ vào số điện thoại mà chúng tôi đã ghim bên dưới.
Giám đốc kinh doanh (CBO) đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy doanh thu và phát triển thị trường cho doanh nghiệp. Họ là người hoạch định chiến lược kinh doanh, xây dựng đội ngũ bán hàng và quản lý các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Giám đốc kinh doanh (tiếng Anh: Chief Business Officer, viết tắt: CBO) là người phụ trách mảng kinh doanh của một doanh nghiệp. CBO chịu trách nhiệm xác định chiến lược kinh doanh, lập kế hoạch kinh doanh, tổ chức và điều hành hoạt động kinh doanh, quản lý đội ngũ bán hàng và phát triển thị trường cho doanh nghiệp.