Tóm Tắt Cuộc Đời Của Nguyễn Đình Chiểu

Tóm Tắt Cuộc Đời Của Nguyễn Đình Chiểu

Tượng cụ Nguyễn Đình Chiểu tại Di tích Quốc gia đặc biệt Mộ và Khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu. Ảnh: Ngọc Thạch

Tượng cụ Nguyễn Đình Chiểu tại Di tích Quốc gia đặc biệt Mộ và Khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu. Ảnh: Ngọc Thạch

Cách di chuyển đến đường Nguyễn Đình Chiểu

Nằm cách trung tâm thành phố khoảng 9km, chỉ mất khoảng 10-15 phút dễ dàng di chuyển bằng ô tô hoặc xe máy, du khách đã có thể bắt đầu khám phá con đường Nguyễn Đình Chiểu.

Sơ đồ di chuyển đến đường Nguyễn Đình Chiểu

Giới thiệu chung về đường Nguyễn Đình Chiểu

Nguyễn Đình Chiểu là một con đường ven biển rất dài và đẹp ở khu vực Mũi Né, Phan Thiết. Được mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, nơi đây có rất nhiều các địa điểm vui chơi nghỉ dưỡng nổi tiếng thu hút không chỉ du khách thập phương mà còn nhận được sự quan tâm của rất nhiều càng nhà đầu tư.

Với chiều dài khoảng 21km, con đường đi qua nhiều địa danh nổi tiếng như Mũi Né, đồi Cát Bay. Bên cạnh vẻ đẹp thiên nhiên ban tặng, con đường còn mang vẻ đẹp của sự hiện đại sầm uất của một thành phố du lịch.

Các địa danh nhất định phải ghé thăm trên đường Nguyễn Đình Chiểu

Bãi đá Ông Địa tọa lạc trên đường Nguyễn Đình Chiểu, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Đây là một bãi biển đẹp với những tảng đá nhô ra trải dài ngoài mặt biển cùng với làn nước trong xanh, tươi mát.

Theo người dân kể lại, cái tên bãi đá Ông Địa đã có từ rất lâu, không rõ là có từ bao giờ. Có giả thuyết cho rằng, tên gọi này được hình thành do ở đây có một tảng đá có hình thù giống Ông Địa đang ngồi nhìn vào đất liền. Dân làng cho rằng đây là Ông Địa do Ngọc Hoàng phái xuống giúp người dân nơi đây buôn bán làm ăn nên học đã cùng nhau lập am, thắp nhang để cầu tài lộc, buôn may bán đắt.

Do sự bào mòn của thời gian, cũng như tác tác động của nước biển, nơi đây không còn được như xưa. Nhưng với niềm tin chân chất đã có từ lâu nên người dân nơi đây đã xây lại am thờ và tạc lại tượng ông Địa khiến cho bãi đá Ông Địa một lần nữa lại được thổi hồn và thu hút rất nhiều du khách đến ghé thăm.

Được biết đến với làn nước trong xanh, những con sóng êm đềm, bờ cát trắng mịn, những hàng dừa rợp bóng, bãi biển Hàm Tiến là một trong những bãi biển đẹp nhất của Phan Thiết.

Vào các thời điểm bình minh và hoàng hôn ở bãi biển Hàm Tiến luôn tấp nập du khách ngồi trên bờ biển, tận hưởng vẻ đẹp bình yên mà đất trời và biển cả đem lại.

Bãi biển Hàm Tiến rộng lớn và kéo dài dọc theo con đường Nguyễn Đình Chiểu nên có rất nhiều những resort, khách sạn, nhà hàng. Chính vì vậy mà nơi đây đã trở thành một tổ hợp như thiên đường nghỉ dưỡng thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. Đôi khi do lượng khách quá đông, bãi biển trở nên quá tải.

Ngoài ra du khách có thể ghé thăm nhiều địa danh nổi tiếng gần đó như Suối Tiên Mũi Né, Lâu Đài Rượu Vang,...

Đến với thành phố biển Phan Thiết, du khách không thể không thưởng thức hải sản tươi ngon và các món ăn đặc trưng của địa phương như bánh canh ghẹ, gỏi hải sản, hàu nướng,...

Kinh nghiệm khi du lịch tại đường Nguyễn Đình Chiểu

Như vậy, qua bài viết trên, du khách đã nắm thêm được thông tin về các điểm du lịch của con đường Nguyễn Đình Chiểu. Nếu quý khách còn đang băn khoăn thắc mắc gì, đừng ngần ngại hãy liên hệ với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm của BestPrice qua số hotline 1900 2605 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé!

Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.

Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.

Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột

Bài viết này “Đức Phật là ai” được trích dịch từ tập sách “Lịch sử Phật giáo Mỹ quốc” của tác giả Rick Fields dày 450 trang này. Sách do Tỳ kheo Thích Nguyên Tạng dịch.

Lời người dịch bài viết Đức Phật là ai

Bài viết này được trích dịch từ một tập sách nhỏ có tựa đề “101 điều về Giáo lý” (Dharma 101) - là những câu hỏi thường xuất hiện trong quá trình tu học của người Tây Phương.

Những câu hỏi như Đức Phật là ai? Đức Phật ở đâu?, Niềm tin quan trọng ra sao?, tại sao chúng ta phải cúi chào? Bạn là ai? Nghiệp là gì? ….có thể nghe quen thuộc đối với nhiều người nhưng câu trả lời có thể không quen thuộc. Điều này có thể do có sự khác biệt về quan điểm hay về sự hiểu biết giữa các vị Thầy, hoặc sự khác biệt giữa các truyền thống. Ba Thừa chính yếu (Tiểu Thừa, Đại Thừa và Kim Cang Thừa) của Phật giáo tại Á Châu có sự khác nhau về lý tưởng, pháp tu và cách trình bày. Ví dụ những câu hỏi về sự giác ngộ có thể có câu trả lời của một vị Thầy Đại Thừa ở Đông Á khác với câu trả lời của một đạo sư Kim Cang Thừa của Tây Tạng.

Một câu hỏi về ý niệm của tánh không Phật giáo sẽ có hai câu giải đáp khác nhau bởi một vị Sư Nam Tông ở Đông Nam Á và một vi Thầy bên Đại Thừa. Nhưng ở Tây Phương, nơi các tông phái của ba truyền thống này đang phân phát bên cạnh nhau, chúng ta nhận cả ba thừa đều gợi lên những câu hỏi chung và những giáo lý căn bản cũng ứng dụng cho tất cả. Bản dịch này được thực hiện để tưởng nhớ 10 năm sau ngày mất của người bạn đạo, đó là đạo hữu Rick Fields (1942-1999) vốn là một biên tập viên của tạp chí Tricycle (Tam Thừa) và tạp chí Yoga Journal.

Dịch giả liên lạc với ông Rick Fields từ năm 1996 đến lúc ông qua đời vào năm 1999 vì bệnh ung thư phổi. Ông Rick Fields đã gởi tặng cho người dịch nhiều tài liệu về Phật giáo thế giới, trong đó có tập sách mà chính ông là tác giả, đó là quyển “Lịch sử Phật giáo Hoa Kỳ” (How the Swans came to the Lake, A Narrative History of Buddhism in America) (Shambhala, 1981), trong đó “Đức Phật là ai ?” cũng được trích dịch từ tập sách dày 450 trang này.

Thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm (sau này là Đức Phật) ra đời năm 624 trước Tây Lịch tại một vương quốc nhỏ ngay dưới chân rặng núi Hy Mã Lạp Sơn. Cha của Ngài là vua của bộ tộc Thích Ca (Skakya). Mười hai năm trước khi ra đời, các tu sĩ Ấn Giáo đã tiên tri rằng Ngài sẽ là một vị vua vĩ đại hoặc sẽ trở thành một nhà hiền triết lừng danh của thế giới loài người. Vì không muốn Ngài trở thành tu sĩ, cha của Ngài đã giữ Ngài bên trong cung điện.

Thái tử Tất Đạt Đa lớn lên trong sự xa hoa của một bậc vua chúa, không được phép nhìn thấy thế giới bên ngoài, được các vũ nữ giúp vui, và được các tu sĩ Bà La Môn dạy học. Thái tử còn học cưỡi ngựa, bắn cung, đánh kiếm, đánh vật, bơi lội… Khi đến tuổi trưởng thành, Thái tử thành hôn với công chúa Gia Du Đà La và có một con trai.

Ngày nay chúng ta có thể nói là Ngài là người có tất cả mọi thứ trên đời, nhưng Ngài cảm thấy mình thiếu một cái gì đó, và chính điều đó đã lôi kéo Ngài ra khỏi những bức tường của cung điện. Ở ngoài đó, trên những đường phố của kinh thành Ca Tỳ La Vệ, Ngài đã trông thấy ba cảnh tượng thông thường nhất đối với mọi người khác: một người bị bệnh, một người già yếu, và một xác chết đang được người ta đưa đi hỏa thiêu. Ngài chưa bao giờ được sửa soạn để chứng kiến những cảnh bi thảm như thế này, cho đến khi người đánh xe nói với Ngài rằng tất cả mọi người đều phải chịu sự già yếu, bệnh tật và chết chóc, Ngài cảm thấy mình không thể nào an tâm sống trong sự xa hoa như trước nữa. Trên đường trở về cung điện, Ngài trông thấy một tu sĩ đang bước đi một cách thong dong trên đường phố, và Ngài đã quyết định rời khỏi cung điện để đi tìm giải pháp cho vấn đề đau khổ của cuộc đời.

Trong đêm khuya Ngài lặng lẽ từ giã vợ con mà không đánh thức họ, rồi phi ngựa đến một khu rừng, nơi đó Ngài đã dùng gươm cắt tóc và thay bộ trang phục vua chúa bằng một chiếc áo tu sĩ đơn sơ. Đó là năm Ngài 29 tuổi, (595 BC).

Với hành vi này Thái tử Tất Đạt Đa đã gia nhập vào hạng người từ bỏ xã hội Ấn Độ để tìm giải thoát. Thái tử đã tìm đến học hỏi với nhiều vị thầy khác nhau, từ những vị theo chủ nghĩa duy vật, cho đếnnhững người theo chủ nghĩa lý tưởng và phái ngụy biện. Từ rừng núi đến thị thành, đâu đâu cũng sôi nổi với những cuộc tranh luận và triết lý. Sau cùng Thái tử đã theo học hai vị Thầy nổi tiếng, vị thứ nhất là Đạo Sư Alara-Kalama, thuộc phái Samkhya (phái Số luận), đang có ba trăm đệ tử theo tu học.

Với vị này, Thái tử đã học và đắc ngũ thần thông, đạt đến bậc thiền Vô Sở Hữu Xứ. Nhưng sau đó dù Đạo SưArada Kalama mời Ngài ở lại để dạy đạo như một người đồng đẳng với ông, nhưng Ngài thấy đây không phải là pháp giải thoát tối hậu, nên Ngài đã ra đi. Ngài đến học với vị thầy thứ hai là Đạo SưUddaka Ramaputta (Uất-đầu-lam-phất), người đang có 700 đệ-tử theo học. Sau vài ngày tu học, Ngài đã chứng được tầng thiền Phi-tưởng phi-phi-tưởng. Nhưng đây không phải là con đường giải thoát sinh tử khổ đau, và Tất Đạt Đa cũng đã quyết định từ giả vị thầy này.

Trong sáu năm, Thái tử Tất Đạt Đa cùng với năm người bạn Kiều Trần Như cùng tu khổ hạnh và thiền định, chỉ ăn một hạt cơm mỗi ngày, lấy tâm trí thi đua với thể xác, và chỉ còn da bọc xương. Khi Ngài quyết định dùng nhiều thực phẩm hơn và không áp dụng pháp tu khổ hạnh nữa, năm người bạn kia đã từ bỏ Ngài.

Ngài đến một ngôi làng để khất thực, ở đó một cô gái tên là Sujata mời Ngài dùng một bát cháo sữa với mật ong. Khi sức khỏe phục hồi, Ngài xuống tắm dưới sông Nairanjana (Ni Liên Thiền) rồi ngồi thiền dưới cội Bồ Đề, trên một tấm tọa cụ làm bằng cỏ kusha. Ngài ngồi đó sau khi đã nghe tất cả các vị thầy, học tất cả những kinh sách và thực hành tất cả pháp môn, bây giờ không có gì vướng bận, không có ai để nương tựa, không có nơi nào để đi nữa. Ngài thiền tọa bất động và cương quyết như một quả núi, cho đến bảy ngày sau, Ngài mở mắt ra, trông thấy sao mai vừa mọc trên bầu trời và Ngài hiểu ra rằng mình đã tìm ra cái chưa bao giờ mất, dù là đối với Ngài hay bất cứ một người nào khác trên thế gian này. Vì vậy không có gì để chứng đắc, không có gì để tìm kiếm nữa.

Ngài nói: “Điều kỳ diệu nhất là sự giác ngộ này vốn là chân tánh của chúng sanh, nhưng họ lại không an lạc vì thiếu nó”. Vậy Thái Tử Tất Đạt Đa đã giác ngộ vào năm ba mươi lăm tuổi (589 BC) và trở thành một vị Phật, tức đấng giác ngộ, được tôn vinh là Phật Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni), tức là nhà hiền triết thuộc bộ tộc Thích Ca.

Trong bảy tuần lễ sau đó, Đức Phật thọ hưởng pháp lạc tự tại giải thoát của chính mình. Lúc đầu Ngài không có ý định nói về sự chứng ngộ của mình, vì Ngài thấy đây là điều khó hiểu đối với phần lớn loài người, nhưng khi Phạm Thiên (Brahma), vị vua của ba ngàn thế giới, thỉnh cầu Ngài thuyết pháp, vì cũng có những người :’’mắt chỉ bị mờ một chút mà thôi”. Đức Thế Tôn đã chấp thuận.

Hai vị thầy của Đức Phật, Udaka và Ramaputra đều đã qua đời trước đó mấy ngày, vì vậy Ngài đi tìm năm người bạn đồng tu khổ hạnh mà trước kia đã rời bỏ mình. Khi thấy Ngài đi tới Vườn Nai ở thành Ba La Nại (Benares), họ làm lơ với Ngài, vì Ngài đã không tiếp tục thực hành khổ hạnh với họ. Nhưng rồi họ thấy có một cái gì tỏa sáng trong sự hiện diện của Ngài, họ đứng lên, sửa soạn chỗ ngồi và lấy nước cho Ngài rửa chân, rồi ngồi xuống nghe Ngài thuyết pháp. Đó là bài pháp đầu tiên của Đức Phật. Đức Phật đã nói bài pháp Tứ Diệu Đế cho các vị này.

Trong Tứ Diệu Đế của Đức Phật, chân lý thứ nhất, Khổ đế, nói rằng bản chất của cuộc đời này là đau khổ và không thỏa mãn, ngay cả những lúc hạnh phúc cũng có mầm móng của khổ đau nếu chúng ta bám giữ vào chúng, hay khi chúng đã đi vào ký ức, chúng vẫn bóp méo hiện tại vì tâm trí của chúng tacố gắng dựng lại quá khứ một cách tuyệt vọng. Giáo lý của Đức Phật dựa trên sự quan sát trực tiếp đời sống, và là lời phê bình cấp tiến đối với lối suy nghĩ mơ mộng cũng như vô số những lối thoát ly, như chủ nghĩa không tưởng chính trị, môn tâm lý trị liệu, chủ nghĩa hưởng lạc, hay thuyết cứu rỗi hữu thầncủa thần bí học, đây là điểm chính yếu phân biệt giữa Phật giáo với đa số những tôn giáo khác trên thế giới.

Khổ là chân lý thứ nhất và là nền móng để hiểu một cách trọn vẹn chứ không phải để trốn tránh hay để giải thích. Kinh nghiêm về sự khổ, về sự hoạt động của tâm trí, đưa đến chân lý thứ hai là nguyên nhân của Khổ (Tập Đế), thường được mô tả là tham muốn lạc thú, nhưng cũng được giải thích một cách căn bản hơn là bám giữ vào sự sống hoặc sự không hiện hữu, tức chấp có và chấp không.

Việc nghiên cứu tính chất của sự tham muốn này dẫn đến tâm điểm của chân lý thứ hai, đó là ý tưởng tự ngã hay cái ta, với tất cả những điều mong cầu và những điều lo sợ của nó, và chỉ khi nào hiểu đúng về tự ngã này và thấy nó không có tự tính, không có thật một cách vĩnh cữu), thì mới có thể hiểu chân lý thứ ba, sự diệt khổ (Diệt Đế).

Năm tu sĩ nghe bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật ở Vườn Nai trở thành hạt nhân của cộng đồng các tu sĩ Phật giáo, tức là Tăng đoàn (Sangha), là những người đi theo con đường mà Đức Phật đã trình bày trong chân lý thứ tư, con đường đưa đến sự diệt khổ (Đạo Đế), đó là Bát Chánh Đạo, chân chánh trong tám phương diện: ý kiến, ý nghĩ, lời nói, hành vi, nghề nghiệp, nỗ lực, ý thức và thiền định.

Các tu sĩ Phật giáo, tức Tỳ kheo (Bikkhu), sống rất đơn giản, chỉ có một bình bát, một cái áo, một cây kim, một cái lọc nước, một con dao cạo đầu, đó là dấu hiệu của sự ly gia cắt ái. Họ đi khắp miền đông bắc Ấn Độ, hành thiền một mình hay trong những nhóm nhỏ và khất thực.

Tuy nhiên giáo lý của Đức Phật không chỉ dành cho đoàn thể các tu sĩ, Ngài đã dạy họ truyền bá giáo lýcho mọi người “Này các Tỳ kheo, hãy lên đường, đi khắp nơi vì lợi lạc, vì hạnh phúc của số đông, do lòng từ bi đối với đời, vì lợi lạc và hạnh phúc của trời và người”.

Trong bốn mươi lăm năm, Đức Phật đã đi qua những thôn làng và những thành phố của Ấn Độ, nói bằng ngôn ngữ phổ thông, dùng những lối nói giản dị mà ai cũng có thể hiểu. Ngài dạy dân làng thực hành chánh niệm trong khi kéo nước giếng, và khi một bà mẹ đau khổ ôm xác một đứa con đến xin Ngài cứu cho nó sống lại, Ngài đã không làm một phép lạ mà bảo bà ta mang về cho Ngài một nắm hạt cải của một nhà nào đó không có ai chết trước đó. Sau khi đi tìm, bà ta trở về tay không, nhưng hiểu ra một sự thật rằng cái chết đến với tất cả mọi người.

Khi được nghe nói đến Đức Phật, từ phú gia đến các bậc vua chúa đều phát tâm cúng dường những khu vườn ngự uyển để xây dựng tinh xá. Đức Phật tiếp nhận những khu vườn này, nhưng Ngài vẫn tiếp tục sống như mình đã từng sống từ năm hai mươi chín tuổi: một tu sĩ khất thực và thiền định dưới gốc cây. Bây giờ chỉ có một điều khác là gần như mỗi ngày sau khi thọ trai vào giữa trưa Ngài thuyết pháp. Không có một bài pháp nào được ghi chép lại trong khi Ngài còn tại thế.

Năm 544 (Trước Tây lịch), Đức Phật nhập Niết Bàn tại thành Câu Thi Na (Kusinagar) ở tuổi tám mươi sau khi ăn một bữa ăn có nấm. Trong số những người tu tập bên cạnh Đức Phật có những người đau buồn. Đức Phật nằm giữa hai cây Sala, đầu hướng về phương bắc, mình nghiêng về bên phải, bàn tay phải để ngửa lót dưới mặt, tay trái để xuôi trên hông trái, chân trái nằm dài trên chân phải, hơi thở nhẹ nhàng đều đặn.

Ngài nhắc với các đệ tử rằng mọi vật đều vô thường và khuyên họ hãy nương tựa vào chính mình và vào giáo pháp. Ngài hỏi có ai muốn hỏi điều gì lần cuối cùng thì hỏi. Sau đó Ngài nói lời di chúc cuối cùng: “Này các đệ tử, hãy nghe Như Lai nói đây: Vạn pháp vô thường, có sinh thì có diệt. Các thầy hãy tinh tấn lên để đạt tới giải thoát”.

Vào mùa mưa đầu tiên sau khi Đức Phật nhập diệt, năm trăm đệ tử Tỳ kheo hội họp tại một hang núigần thành Vương Xá để ôn tụng lại những lời dạy của Ngài. Tại cuộc kiết tập Kinh Điển lần thứ nhất này, Tôn giả A Nan, vốn là thị giả của Đức Phật, được mời nói lại tất cả những bài thuyết pháp của Phật mà mình đã nghe.

Tôn giả Ưu Ba Ly ôn tụng lại các giới điều của tu sĩ, còn Ngài Đại Ca Diếp thì nhắc lại Luận Tạng, gồm những điều nói về tâm lý và siêu hình học Phật Giáo. Ba loại sưu tập này được viết trên lá bối vài thế kỷ sau đó và được gọi là “Tripitaka” tức là Tam Tạng Kinh Điển, đã trở thành những giáo lý cốt lõi cho tất cả những giáo điển nhà Phật ngày nay.

Đức Phật trong lịch sử, tức Phật Thích Ca Mâu Ni, hay Đức Phật Cồ Đàm (Gautama), sống cách đây khoảng 2.500 năm tại Ấn Độ. Tuy nhiên, Ngài không phải là đức Phật đầu tiên, và sẽ không phải là đức Phật cuối cùng. Ngài thuyết giảng rằng trong thời đại này (eon - một khoảng thời gian rất dài, có thể so sánh với thời gian từ lúc hình thành của vũ trụ mà chúng ta biết), sẽ có 1.000 vị Phật toàn giác thuyết giảng về Phật giáo (sau khi Phật giáo đã bị hoàn toàn lãng quên). Theo các kinh sách Phật giáo, Đức Phật thứ nhất, thứ hai, thứ ba là Câu Lưu Tôn Phật (Krakucchanda), Câu Na Hàm Mâu Ni Phật (Kanakamuni), Ca Diếp Phật (Kashyapa), sau đó là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni), Đức Phật trong lịch sử sống cách đây khoảng 2.500 năm, và Đức Phật tiếp theo sẽ là Đức Phật Di Lặc (Maitreya).

Một vị Phật khác với “Chúa trời”, “thần linh” hay “đấng tối cao”… theo cách hiểu của các tôn giáo Ki tô, Do Thái, Hồi giáo và nhiều tôn giáo khác ở chỗ, Đức Phật không phải là đấng sáng tạo ra vũ trụ, không phải là đấng toàn năng có thể ban phúc giáng họa cho con người. Trái lại, Phật là người đã giác ngộ, thấu đạt được sự thật – chân lý – và mang chân lý đó truyền giảng lại cho những người khác, giúp chúng sinh nhờ thực hành tu tập, trưởng dưỡng tâm linh mà cũng thành tựu giác ngộ được như vậy. Nhờ năng lực giác ngộ, một vị Phật có hiểu biết toàn tri, thấu đạt vạn pháp và có thể bằng cách đó đem lại lợi ích to lớn cho các chúng sinh khác.

Như vậy, mọi chúng sinh đều tự chủ về cuộc sống cũng như khả năng thành tựu giác ngộ của bản thân, đều có thể đạt đến trạng thái Phật quả (mặc dù có thể phải mất nhiều kiếp). Đức Phật đã chỉ ra con đường đến với chân lý, nhưng không ai khác ngoài mỗi người phải tự mình tiến bước trên hành trình tâm linh của chính mình.