Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam (VALOMA) vừa quyết định thành lập Quỹ Học bổng VALOMA khuyến khích các sinh viên xuất sắc ngành logistics.
Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam (VALOMA) vừa quyết định thành lập Quỹ Học bổng VALOMA khuyến khích các sinh viên xuất sắc ngành logistics.
Học bổng ASEAN cấp cho sinh viên trúng tuyển NUS, NTU dựa trên kết quả kỳ thi UEE và phỏng vấn. Mỗi năm có chừng 10 suất học bổng ASEAN vào hai trường này. Hầu hết đều thuộc về các Hexagonists.
ASEAN scholarship, học bổng du học, đại học NUS, đại học NTU, chính phủ Singapore, học bổng ngoại giao
Các bạn vừa tham gia nộp hồ sơ và dự thi vào hai trường NUS, NTU dưới hình thức:
Để giành được học bổng ASEAN, thí sinh cần lưu ý các khía cạnh sau đây:
Sau đợt thi UEE (diễn ra vào tháng 2, 3), lịch phỏng vấn học bổng ASEAN rơi vào
Những người có nguy cơ cao trượt UEE.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Tuyên bố Kuala Lumpur 2015 về "Thành lập Cộng đồng ASEAN". (Ảnh: Nhật Bắc)
Sáng 22/11, tại thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia), lãnh đạo 10 nước thành viên thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã ký Tuyên bố Kuala Lumpur về Hình thành Cộng đồng ASEAN 2015 và Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, với sự chứng kiến của nguyên thủ 8 nước đối tác đối thoại là Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Ấn Độ, Nga, Mỹ và Tổng thư ký Liên hợp quốc. Đây là một dấu mốc quan trọng của ASEAN trong 48 năm thành lập và phát triển.
Với chủ đề "ASEAN 2025: Cùng vững vàng tiến bước," Tuyên bố Kuala Lumpur về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 là một văn kiện về lộ trình phát triển của ASEAN trong thập kỷ tới, định hướng và tạo cơ sở và khuôn khổ cho liên kết của ASEAN trong giai đoạn 2016-2025. Đây là một tầm nhìn rộng lớn và chiến lược, nhằm củng cố cộng đồng khu vực hướng tới hiện thực hóa một ASEAN gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế và chia sẻ trách nhiệm xã hội, một ASEAN thực sự dựa trên các nguyên tắc luật pháp, hướng tới người dân và lấy người dân làm trung tâm.
Với mục tiêu, "Người dân của chúng ta, Cộng đồng của chúng ta, Tầm nhìn của chúng ta," một ASEAN hội nhập kỳ vọng sẽ mang lại mức sống cao hơn và tiến bộ xã hội nhanh hơn cho người dân ASEAN.
Cộng đồng ASEAN cũng thể hiện lợi ích, nhận thức, tầm nhìn chung cũng như ý chí, quyết tâm chính trị của các nước thành viên về nhu cầu tăng cường liên kết ở mức cao hơn để kịp thời ứng phó và thích ứng trước các cơ hội, thách thức đặt ra cho khu vực; đưa ASEAN chính thức trở thành một cộng đồng gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế, cùng chia sẻ trách nhiệm xã hội, tạo nền tảng quan trọng để ASEAN tiếp tục củng cố và làm sâu sắc liên kết, mang lại lợi ích chung cho tất cả các nước thành viên.
ASEAN ngày nay là một khu vực hòa bình, nền kinh tế gắn kết và thống nhất, không chỉ hội nhập sâu rộng vào cấu trúc an ninh và kinh tế toàn cầu, mà còn là một khu vực năng động với nhiều cơ hội và triển vọng phát triển to lớn. Việc hình thành Cộng đồng ASEAN sẽ tiếp tục mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân và các nước thành viên, như tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận thị trường, giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ nhờ việc xóa bỏ thuế quan, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo thuận lợi đi lại.
Việc hình thành Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột chính gồm Cộng đồng Chính trị-An ninh, Cộng đồng Kinh tế, Cộng đồng Văn hóa-Xã hội sẽ giúp khu vực hội nhập sâu rộng hơn, cạnh tranh hiệu quả hơn và nâng cao vai trò trung tâm của ASEAN.
Đặc biệt về trụ cột kinh tế, ASEAN đã phát triển về quy mô và nâng tầm ảnh hưởng kể từ khi ra đời vào năm 1967 và nay tổng GDP đã đạt 2.600 tỉ USD (tăng 80% trong 7 năm qua), với tổng kim ngạch thương mại hàng hóa đạt 1.200 tỷ USD. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng còn có những thách thức lớn ở phía trước đối với ASEAN trong quá trình hợp thành nền kinh tế lớn thứ bảy thế giới.
Ý tưởng về xây dựng Cộng đồng ASEAN khởi nguồn ngay từ Tuyên bố Bangkok, thể hiện qua mục tiêu “xây dựng một cộng đồng thịnh vượng và hòa bình ở Đông Nam Á”. Ý tưởng tiếp tục được thể hiện ở các văn kiện định hướng quan trọng tiếp theo của Hiệp hội.
ASEAN trải qua hơn 30 năm (1967-1997) để xác định được mục tiêu xây dựng Cộng đồng, đánh dấu bằng sự ra đời văn kiện Tầm nhìn ASEAN năm 2020. ASEAN cũng cần hơn 10 năm (1997-2007) để hoàn tất mô hình và cách thức hoạt động của Cộng đồng, chính thức hoá bằng sự ra đời của Tuyên bố Bali II và Hiến chương ASEAN tạo nền tảng pháp lý cho Hiệp hội.
ASEAN mất thêm 2 năm nữa (2007-2009) để xác định được lộ trình cụ thể đầu tiên về xây dựng Cộng đồng, với việc thông qua Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN (2009-2015). Ban đầu, ASEAN dự kiến thành lập Cộng đồng vào năm 2020. Tuy nhiên, tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 13, tháng 1/2007, ASEAN đã rút ngắn thời hạn xây dựng Cộng đồng vào năm 2015.
Ngày 31/12/2015 chính thức được chọn là mốc thành lập Cộng đồng ASEAN.
Lộ trình xây dựng Cộng đồng thứ hai (2015-2025), được xác định bằng sự ra đời của văn kiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN năm 2025 (thông qua năm 2015), với ba Kế hoạch Tổng thể triển khai Tầm nhìn trên ba trụ cột chính trị-an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội, dựa trên nền tảng pháp lý là Hiến chương ASEAN.
Bước vào giai đoạn mới, trong bối cảnh địa chính trị khu vực và thế giới có những biến động phức tạp, ASEAN lại chuẩn bị Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025; nỗ lực này được đánh dấu bằng Tuyên bố của các nhà lãnh đạo ASEAN về định hướng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025. Đây là sáng kiến do Việt Nam đề xuất và đã được thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 (tháng 11/2020) trong nhiệm kỳ Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN năm 2020. ASEAN đã lập Nhóm đặc trách cao cấp và xác định lộ trình soạn thảo Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn vừa ký Quyết định số 4099/QĐ-UBND về việc tổ chức lại Nhà khách Ủy ban Thành phố thuộc Văn phòng UBND TP Hà Nội thành Trung tâm Hội nghị thành phố Hà Nội.
Theo quyết định, tên gọi mới của Nhà khách Ủy ban Thành phố là Trung tâm Hội nghị thành phố Hà Nội (Hanoi Convention Center, viết tắt: HCC). Trụ sở chính của HCC đặt tại số 584 Lạc Long Quân, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, TP Hà Nội. Cơ sở 2 tại số 13 - 15 Lương Ngọc Quyến, phường Hàng Buồm. Cơ sở 3 tại số 16 -18 Tràng Thi, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm. Các cơ sở khác được UBND TP giao để phục vụ các nhiệm vụ chính trị của thành phố.
Trong thời gian chuyển tiếp, tạm thời giữ nguyên số lượng cấp phó người đứng đầu các phòng chuyên môn, nghiệp vụ hiện có của trung tâm và chỉ được bổ sung các chức danh lãnh đạo nêu trên khi số lượng ít hơn quy định. Việc sắp xếp, bố trí lại số cấp phó để đảm bảo đúng theo quy định được thực hiện trong thời hạn tối đa 3 năm kể từ ngày tổ chức lại theo thẩm quyền và phân cấp.
UBND TP Hà Nội cũng ban hành quyết định về việc quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Hội nghị thành phố Hà Nội thuộc Văn phòng UBND TP Hà Nội. Theo đó, trung tâm là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Văn phòng UBND TP Hà Nội, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng để hoạt động và giao dịch theo quy định của pháp luật.
Trung tâm có chức năng tổ chức đón tiếp, phục vụ hội nghị, hội thảo, ăn uống, lưu trú cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thành phố; các đoàn công tác quốc tế; tổ chức các hoạt động kinh doanh, dịch vụ phục vụ nhu cầu hội họp, ăn uống, lưu trú và các dịch vụ khác cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân theo quy định của pháp luật cũng như đảm bảo mọi hoạt động chung của trung tâm.
Bên cạnh đó, trung tâm cũng sẽ tổ chức phục vụ các sự kiện chính trị của thành phố; đón tiếp, phục vụ hội nghị, hội thảo, ăn uống, lưu trú cho khách Trung ương, Bộ, ban, ngành và các địa phương khác theo kế hoạch hoặc theo sự chỉ đạo của cấp trên.