Du học nghĩa là việc bạn lựa chọn tham gia học tập tại một đất nước khác, khác với nơi mà bạn đang sinh sống nhằm thỏa mãn các mục đích cá nhân của mình, gia đình hay cơ quan,…
Du học nghĩa là việc bạn lựa chọn tham gia học tập tại một đất nước khác, khác với nơi mà bạn đang sinh sống nhằm thỏa mãn các mục đích cá nhân của mình, gia đình hay cơ quan,…
Trong thời gian nộp hồ sơ du học do thay đổi nhu cầu, mục đích hoặc nhiều lý do khác nhau các bạn có thể thực hiện việc rút lại hồ sơ du học. Đơn xin rút hồ sơ du học theo mẫu sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————-
Kính gửi: (Tên cơ quan, đơn vị nhận đơn) …..……………..
Tôi là: ………………………………………… Sinh ngày:……………………
Dân tộc:……………………………………….. Giới tính: ……………………
Cấp ngày:………………………….Nơi cấp: ……………………..
Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………….
Nơi ở hiện tại: ……………………………………………………………..
Tôi đã thực hiện thủ tục hồ sơ du học tại ………………………………………..
Tôi xin trình bày một việc như sau:
Ngày … tháng … năm …, tôi đã nộp hồ sơ du học ………………… tại………………………………….., biên nhận hồ sơ số:……………………
Nay tôi làm đơn này muốn rút lại hồ sơ đã nộp.
Kính mong quý cơ quan tạo điều kiện giúp đỡ tôi để tôi có thể được rút hồ sơ du học một cách nhanh chóng.
Người làm đơn (Ký, ghi rõ họ tên)
– Đơn xin rút hồ sơ phải được trình bày theo đúng thể thức của văn bản, có đầy đủ quốc hiệu tiêu ngữ và tên đơn, trong đó đối với chủ thể nào thì phần tiêu đề đơn phải ghi cho chính xác.
– Tại mục kính gửi: điền thông tin chính xác cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc rút đơn. Ví dụ: Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư của tỉnh/thành phố nơi đã nộp hồ sơ đăng ký trụ sở doanh nghiệp trước đó khi muốn làm thủ tục rút hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
– Điền đầy đủ, chính xác các thông tin của người có yêu cầu: Thông tin liên quan đến người làm đơn như họ và tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, chức danh, số điện thoại, số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu (kể cả ngày, nơi cấp), nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi sinh sống hiện nay.
– Điền đầy đủ thông tin liên quan nếu là người đại diện thì cần phải thêm thông tin của người được đại diện.
– Điền nội dung liên quan đến việc nộp đơn xin rút hồ sơ. Ví dụ: Rút đơn đăng ký kinh doanh như thời gian nộp, doanh nghiệp được nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh, số biên nhận của hồ sơ.
– Trình bày lý do rút hồ sơ, lưu ý lý do phải chính xác, có tính xác thực. Lý do viết đơn xin rút hồ sơ thì cần phải nêu cụ thể, chi tiết và rõ ràng về lý do viết đơn xin rút hồ sơ. Ví dụ: Khi kê khai nhầm thông tin trong hồ sơ đăng ký kinh doanh như muốn thay đổi ngành nghề kinh doanh thì phải làm thủ tục rút hồ sơ đăng ký kinh doanh.
– Đơn cần trình bày sạch sẽ, rõ ràng, khoa học và không được tẩy xóa, khi viết đơn cần sử dụng từ ngữ trong sáng, gần gũi, tránh dùng các từ đa nghĩa.
– Trong đơn cần phải có chữ ký xác nhận của người làm đơn hoặc người có thẩm quyền xác nhận nội dung đơn (nếu có).
Trên đây, chúng tôi mang tới cho Quý khách hàng những thông tin cần thiết liên quan tới Đơn xin rút hồ sơ. Để biết thêm thông tin chi tiết Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn trực tuyến để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!
Đơn xin rút hồ sơ dự thầu được sử dụng khi có nhu cầu rút hồ sơ dự thầu trong lĩnh vực xây dựng và được gửi đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Mẫu đơn xin rút hồ sơ dự thầu tham khảo dưới đây:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Kính gửi: – Trung tâm tổ chức đấu thầu……
Căn cứ Thông báo số:…./TB – …. Về việc tổ chức đầu thầu ….. tại………………
CMND/ CCCD:……………………… Ngày cấp:…/…./…. Nơi cấp:…..
Tôi làm đơn xin được trình bày các vấn đề sau:
Ngày…/…./…. tôi có làm đơn xin dự thầu dự án….. do trung tâm tổ chức tại địa điểm:…….Thời gian:…………………………………………………
Tuy nhiên vì một số lý do cá nhân mà tôi không thể dự thầu được như mong muốn. Nay tôi làm đơn này, kính đề nghị Trung tâm tổ chức đấu thầu cho tôi xin rút hồ sơ dự thầu của mình.
Tôi xin gửi kèm theo đơn các giấy tờ liên quan sau:
Tôi cam kết sẽ chịu các khoản chi phí phát sinh khi rút hồ sơ dự thầu theo quy định của Trung tâm…
Kính mong quý cơ quan tạo điều kiện cho tôi được rút hồ sơ dự thầu như đề xuất.
Trong trường hợp doanh nghiệp tiến hành đăng ký kinh doanh nhưng do một số lý do nào đó không kinh doanh nữa nên muốn nộp đơn xin rút hồ sơ đã nộp trước đó. Lúc này, doanh nghiệp có thể tham khảo sử dụng mẫu đơn xin rút hồ sơ đăng ký doanh nghiệp dưới đây:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
….…………, ngày …..tháng……năm 20….
Tôi tên là: …………………………………Giới tính:…………………..
Chức danh:………………………………….Điện thoại:……………….
Sinh ngày:……………………………Dân tộc:…………..Quốc tịch:……………….
CMND số:……………………..Ngày cấp:………………Nơi cấp:……………….
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:…………………………………………………
Chỗ ở hiện tại:………………………………………………………………….
Là đại diện theo ủy quyền của công ty để thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh.
Tôi xin trình bày nội dung sau:
Ngày …/…/…….tôi đã nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh cho ………………, biên nhận hồ sơ số ……………… Nay tôi muốn rút lại hồ sơ đã nộp.
Lý do: Rút hồ sơ để………………………………
Tôi cam kết chịu trách nhiệm trước Pháp luật về tính chính xác, trung thực của nội dung kê khai trên. Kính đề nghị Phòng Đăng ký kinh doanh xem xét giải quyết.
-Tuyển sinh và cử công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập được Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện tuyển sinh và cử công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập bằng các nguồn kinh phí sau đây:
+Học bổng ngân sách nhà nước theo các đề án, dự án được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
+Học bổng theo Hiệp định, thỏa thuận hợp tác giữa Việt Nam với nước ngoài hoặc với tổ chức quốc tế;
+Học bổng do Chính phủ nước ngoài các vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ hoặc cá nhân tài trợ thông qua Chính phủ Việt Nam.
-Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tuyển sinh và cử công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập bằng ngân sách nhà nước cấp sau khi có ý kiến thống nhất với Bộ Giáo dục và Đào tạo về số lượng, trình độ, ngành nghề cử đi học.
-Cơ quan, tổ chức cử công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập, tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn du học và gửi công dân Việt Nam là lưu học sinh tự túc ra nước ngoài học tập thực hiện cử hoặc cung cấp dịch vụ tư vấn du học và gửi công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập theo thỏa thuận bằng văn bản với người đi học thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 5 Quyết định này.
Như vậy, Theo như quy định thì việc gửi báo các phải thực hiên trước ngày 15 tháng 01 hằng năm, tổ chức quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 4 Quyết định này gửi báo cáo về việc tuyển sinh và cử công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập về Bộ Giáo dục và Đào tạo; tổ chức dịch vụ tư vấn du học gửi báo cáo hoạt động về Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đặt trụ sở, đồng thời, gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo để theo dõi quản lý và tổng hợp thông tin, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Trước ngày 15 tháng 02 hằng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập.
Xem thêm: Mẫu quyết định rút hồ sơ vụ án hình sự
-Hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử quản lý lưu học sinh và đăng ký thông tin lưu học sinh bao gồm:
Một là, Hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử quản lý lưu học sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng và quản lý.
Hai là, Các cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 2 Quyết định này có trách nhiệm cung cấp thông tin vào Hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử quản lý lưu học sinh.
Ba là, Công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập thực hiện đăng ký thông tin lưu học sinh vào Hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử quản lý lưu học sinh ngay sau khi đến nước ngoài học tập và cập nhật thông tin vào Hệ thống khi có sự thay đổi.
Bốn là, Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét việc công nhận tương đương văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp trên cơ sở thông tin do công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập đăng ký vào Hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử quản lý lưu học sinh.
Năm là, Tổ chức chịu trách nhiệm quản lý lưu học sinh Việt Nam ở trong nước và nước ngoài, tổ chức cử hoặc cung cấp dịch vụ tư vấn du học và gửi người Việt Nam ra nước ngoài học tập có trách nhiệm đôn đốc lưu học sinh do mình quản lý, cử, gửi ra nước ngoài học tập thực hiện việc đăng ký thông tin lưu học sinh vào Hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử quản lý lưu học sinh.
Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm hỗ trợ đăng ký công dân, bảo hộ công dân đối với lưu học sinh và giải quyết kịp thời những vấn đề về quyền và trách nhiệm của lưu học sinh theo quy định; giúp đỡ, động viên lưu học sinh học tập, rèn luyện đạo đức, phẩm chất chính trị, giữ gìn và góp phần phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam với các nước; phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra lưu học sinh thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các quy định tại Quyết định này; giáo dục chính trị, tư tưởng, bảo đảm các hoạt động đoàn thể của lưu học sinh theo sự hướng dẫn của các tổ chức chính trị, chính trị – xã hội của Việt Nam; phát triển và mở rộng quan hệ hợp tác giáo dục với các cơ sở đào tạo và chính quyền nước sở tại; tìm kiếm và khai thác các nguồn học bổng cho Việt Nam; nghiên cứu chính sách, hệ thống giáo dục của nước sở tại để tham mưu cho Chính phủ và các cơ quan liên quan trong việc phát triển giáo dục Việt Nam cũng như việc gửi lưu học sinh đi học những ngành nghề, lĩnh vực và trình độ phù hợp với khả năng đào tạo của nước sở tại và đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam.
Không những vậy, hằng năm lập dự toán, tiếp nhận kinh phí cấp cho lưu học sinh (nếu có) và kinh phí phục vụ công tác lưu học sinh của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Tổ chức cấp phát, sử dụng, quyết toán kinh phí kịp thời, đúng chế độ và đối tượng theo quy định và được mở chuyên mục dành cho công tác lưu học sinh tại trang thông tin điện tử của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; trước ngày 15 tháng 01 hằng năm, gửi báo cáo về công tác lưu học sinh cho Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Quỹ hỗ trợ lưu học sinh được hiểu là quỹ xã hội được thành lập và hoạt động theo quy định pháp luật về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện nhằm hỗ trợ lưu học sinh học tập, nghiên cứu khoa học; khuyến khích lưu học sinh tham gia vào các hoạt động chung do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài tổ chức; hỗ trợ lưu học sinh có cơ hội được học tập ở các cơ sở đào tạo có chất lượng cao; hỗ trợ khen thưởng và giải quyết rủi ro cho lưu học sinh.
Quỹ hỗ trợ lưu học sinh hình thành từ các nguồn sau đây:
+ Đóng góp của các tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài;
+ Nguồn thu từ các hoạt động theo quy định của pháp luật;
+ Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước khi thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao;
Căn cứ vào Điều 13 của Quyết định 05/2013/QĐ-TTg quy định việc công dân ra nước ngoài học tập về Trách nhiệm của tổ chức dịch vụ tư vấn du học như sau:
” Ký hợp đồng với người có nhu cầu đi du học hoặc cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp theo nguyên tắc thỏa thuận, tự nguyện trong đó quy định rõ quyền lợi, trách nhiệm và cam kết của mỗi bên”.
Và theo nguyên tắc thực hiện hợp đồng dân sự thì: các bên phải thực hiện một cách trung thực theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau.
Do đó, tùy thuộc vào nội dung hợp đồng mà du học sinh đã kí thì sẽ có cách giải quyết khác nhau. Nội dung hợp đồng có quy định về vấn đề hủy hợp đồng không? Các trường hợp được hủy hợp đồng? Cũng như thỏa thuận của hai bên về việc giải quyết vấn đề hủy hợp đồng sẽ gải quyết trong bao lâu.
Giả sử trong nội dung có đề cập đến việc nếu du học sinh muốn rút hồ sơ thì phải chờ trong thời hạn bao nhiêu lâu thì sau đó mới có thể lấy lại được. Do đó, việc trả hồ sơ ngay cho du học sinh khi yêu cầu rút hồ sơ có vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hay không cần căn cứ vào nội dung của hợp đồng giữa hai bên
Chắc hẳn đã có nhiều người rơi vào trường hợp phải thực hiện rút hồ sơ vì nhiều lý do khác nhau. Trường hợp này đơn xin rút hồ sơ là mẫu đơn vô cùng cần thiết được sử dụng. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về đơn xin rút hồ sơ sẽ giúp chúng ta có thể thuận lợi hơn trong quá trình rút hồ sơ.
Dưới đây chúng tôi cung cấp đến quý bạn đọc các thông tin liên quan đến Đơn xin rút hồ sơ kính mời quý bạn đọc theo dõi.
Đơn xin rút hồ sơ là mẫu đơn thường được các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, nhà hàng, … sử dụng trong trường hợp nhằm rút khỏi, hủy bỏ các yêu cầu, mục đích ban đầu của mình khi nộp hồ sơ.
Đơn xin rút hồ sơ được sử dụng trong rất nhiều trường hợp, mục đích, yêu cầu khác nhau như đơn xin rút hồ sơ nhập học, đơn xin rút hồ sơ du học, đơn xin rút hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, đơn xin rút hồ sơ xin việc,…Và có thể thấy bất kể là cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp đều có thể sử dụng khi có nhu cầu rút hồ sơ.
Đơn xin rút hồ sơ chính là giải pháp hiệu quả và nhanh chóng giúp chúng ta kịp thời giải quyết, rút lại các yêu cầu khi cá nhân, tổ chức, …có quyết định, mục đích thay đổi so với ban đầu. Đơn xin rút hồ sơ cũng giúp giảm các vấn đề rắc rối hoặc có thể cả các chi phí phát sinh nếu việc rút đơn thành công.
Trước khi thực hiện nộp đơn xin rút hồ sơ cần cân nhắc và suy nghĩ kĩ càng để tránh tình trạng rút xong nộp lại. Việc đưa ra một lý do rút đơn hợp lý cũng khá quan trọng vì nó có thể quyết định đến việc đơn có được chấp nhận hay không.