Biểu 35. Dân số, mật độ dân số năm 2018 phân theo đơn vị hành chính
Biểu 35. Dân số, mật độ dân số năm 2018 phân theo đơn vị hành chính
Hiện tại, không có quy định nào của pháp luật định nghĩa mật độ dân số là gì, tuy nhiên chúng ta có thể hiểu như sau:
- Dân số: Theo khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh dân số 2003, dân số được định nghĩa như sau: Dân số là tập hợp người sinh sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính.
- Mật độ: Theo Wiki, đây là một đại lượng thể hiện lượng vật chất trên mỗi đơn vị đo như chiều dài, diện tích, thể tích.
Như vậy, có thể hiểu mật độ dân số là tổng số dân bình quân sinh sống trên một đơn vị diện tích lãnh thổ.
Theo Tổng cục Thống kê, có thể hiểu mật độ dân số là số dân tính bình quân trên một km² diện tích lãnh thổ. Trong đó, có thể tính mật độ dân số cho toàn quốc hoặc cho riêng từng vùng (nông thôn, thành thị…), từng tỉnh, từng huyện, xã… riêng biệt để phản ánh tình hình phân bổ dân số của địa phương đó theo địa lý trong một thời gian nhất định.
Căn cứ chỉ tiêu dân số, mật độ dân số (T0102, H0102, X0102) được hướng dẫn bởi Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 05/2023/QĐ-TTg thì mật độ dân số được tính như sau:
- Mật độ dân số được tính bằng cách chia dân số (dân số thời điểm hoặc dân số trung bình) của một vùng dân cư nhất định cho diện tích lãnh thổ của vùng đó.
- Mật độ dân số của từng tỉnh, từng huyện, từng xã nhằm phản ánh tình hình phân bố dân số theo địa lý vào một thời gian nhất định.
- Công thức tính: Mật độ dân số (người/km2) = Số dân (người) / diện tích (km2)
- Đơn vị tính mật độ dân số là người/km² hoặc người/ha.
Trong năm 2023, dân số của Việt Nam dự kiến sẽ tăng 745.096 người và đạt 100.059.299 người vào đầu năm 2024. Gia tăng dân số tự nhiên được dự báo là dương vì số lượng sinh sẽ nhiều hơn số người chết đến 737.733 người.
Nếu tình trạng di cư vẫn ở mức độ như năm trước, dân số sẽ tăng 7.363 người. Điều đó có nghĩa là số người chuyển đến Việt Nam để định cư sẽ chiếm ưu thế so với số người rời khỏi đất nước này để định cư ở một nước khác.
Việt Nam có tổng diện tích khoảng 331.212 km² với 327.480 km² đất liền và hơn 4.500 km² biển nội thuỷ. Như vậy, mật độ dân số trung bình của cả nước vào khoảng 320 người/km². Con số này được tính theo tỷ lệ giữa tổng dân số và tổng diện tích đất liền của Việt Nam.
Mật độ dân số Việt Nam năm 2023 và cách tính? Mật độ dân số có ảnh hưởng đến người lao động không? (Hình từ Internet)
Mật độ dân số là một chỉ tiêu thống kê quan trọng, thể hiện mức độ phân bố dân số trên một đơn vị diện tích. Mật độ dân số có ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của đời sống xã hội, trong đó có tình hình lao động và việc làm. Một số ảnh hưởng của mật độ dân số đến người lao động có thể kể đến như sau:
- Mật độ dân số cao có thể tạo ra áp lực lớn cho nguồn lực lao động, khiến cho cạnh tranh việc làm trở nên khốc liệt, giảm cơ hội nghề nghiệp và thu nhập cho người lao động. Đồng thời, mật độ dân số cao cũng gây ra những vấn đề về ô nhiễm môi trường, giao thông, an ninh, sức khỏe, giáo dục, văn hóa... ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và làm việc của người lao động.
- Mật độ dân số thấp có thể dẫn đến thiếu hụt lao động, giảm năng suất và hiệu quả kinh tế, hạn chế sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ. Đồng thời, mật độ dân số thấp cũng gây ra những vấn đề về sự cô lập, thiếu tiếp xúc và giao lưu giữa các cộng đồng, ảnh hưởng đến sự hòa nhập và phát triển của người lao động.
Do đó, mật độ dân số là một yếu tố cần được quan tâm và điều chỉnh phù hợp với điều kiện và mục tiêu phát triển của từng khu vực và quốc gia.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
- Vùng I: Mức lương tối thiểu tháng là 4.680.000 đồng và mức lương tối thiểu giờ là 22.500 đồng.
- Vùng II: Mức lương tối thiểu tháng là 4.160.000 đồng và mức lương tối thiểu giờ là 20.000 đồng.
- Vùng III: Mức lương tối thiểu tháng là 3.640.000 đồng và mức lương tối thiểu giờ là 17.500 đồng.
- Vùng IV: Mức lương tối thiểu tháng là 3.250.000 đồng và mức lương tối thiểu giờ là 15.600 đồng.
Theo đó, căn cứ vào nơi mà người lao động làm việc thuộc vùng nào để xác định mức lương tối thiểu vùng theo quy định trên.
Trong khi đó, theo báo cáo phát triển của nước này, dân số Trung Quốc sẽ liên tục giảm trong thời gian dài sắp tới.
Dữ liệu chính thức do Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) vừa công bố cho thấy, tính đến cuối năm 2023, dân số nước này tiếp tục giảm 2,08 triệu so với cuối năm 2022, xuống còn 1.409.670.000 người.
Cũng theo dữ liệu này, năm 2023, có 9,02 triệu trẻ được sinh ra ở Trung Quốc, đạt tỷ lệ sinh 6,39‰; trong khi có 11,1 triệu người chết, tỷ lệ tử vong là 7,87‰. Thực tế này khiến tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của nước này là -1,48‰.
Về cơ cấu độ tuổi, dân số trong độ tuổi lao động từ 16-59 tuổi ở Trung Quốc là 864,81 triệu người, chiếm 61,3% tổng dân số cả nước; dân số từ 60 tuổi trở lên là 296,97 triệu người, chiếm 21,1%, trong đó người từ 65 tuổi trở lên là 216,76 triệu người, chiếm 15,4%.
Trước đó, theo số liệu công bố năm 2023, dân số Trung Quốc đã giảm 850.000 người vào cuối năm 2022, đánh dấu việc nước này chính thức bước vào thời kỳ dân số tăng trưởng âm.
Trong khi đó, theo “Báo cáo Phát triển Trung Quốc 2023” do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc vụ viện (Chính phủ) nước này công bố mới đây, dân số Trung Quốc đã đạt đỉnh và sẽ duy trì xu hướng giảm trong thời gian dài sắp tới. Có chuyên gia nhận định, xu hướng này có thể tiếp diễn đến thế kỷ tới.
Về những tác động tích cực của việc dân số tăng trưởng âm, báo cáo cho rằng, suy giảm dân số và những thay đổi về cơ cấu sẽ thay đổi mô hình cung và cầu của thị trường lao động trong trung và dài hạn, giúp tăng mức giá và mức lương tương đối của lao động, từ đó cải thiện phân bổ thu nhập. Trong tương lai, số người trẻ tham gia thị trường việc làm sẽ ít hơn, điều này sẽ giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên, đặc biệt là sinh viên đại học mới ra trường.
Cùng với đó, các tác động tiêu cực sẽ bao gồm sự suy giảm của dân số trong độ tuổi lao động và những thay đổi về cơ cấu có thể ảnh hưởng đến các ngành sử dụng nhiều lao động, gia tăng áp lực trả lương hưu, phân bổ dân số mất cân bằng ở một số khu vực, tăng gánh nặng chăm sóc cho người già có hoàn cảnh khó khăn.