Hợp Đồng Điện Tử Luận Văn

Hợp Đồng Điện Tử Luận Văn

** Hợp đồng điện tử theo quy định pháp luật

** Hợp đồng điện tử theo quy định pháp luật

KẾT LUẬN Luận văn: Vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động.

Những tranh chấp lao động lao động gần đây được đăng tải trên khắp các phương tiện thông tin đại chúng khiến chúng ta không khỏi suy ngẫm về thực trạng quan hệ lao động. Đây là điều đáng lo ngại trong quá trình bình ổn và dần đưa mối quan hệ lao động vào trật tự ổn định. Trong đời sống, không phải lúc nào quan hệ lao động cũng diễn ra tốt đẹp. Những mâu thuẫn, bất đồng về quyền và lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động luôn có khả năng xảy ra mà nguyên nhân bắt nguồn từ chính sự phá vỡ các giao ước trong hợp đồng lao động.

Vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động luôn thường trực trong xã hội và là một hiện tượng có xu hướng phổ biến. Nó làm mất dần tính bình ổn và sự hợp tác giữa các bên trong quan hệ lao động từ đó ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế, xã hội. Chính vì vậy, việc hạn chế, loại bỏ vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động thực sự cần thiết.

Nhằm từng bước giảm thiểu vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động cần phải có một cái nhìn tổng quan, toàn diện và sâu sắc về các hành vi vi phạm này. Có thể nói, đây là vấn đề mang tính thực tiễn nên việc nghiên cứu vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động không thể thiếu sự phân tích và tổng hợp số liệu cũng như tình huống đã xảy ra trên thực tế kết hợp với nền tảng lý luận về hợp đồng lao động, về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lao động.

Hiện nay, các quy định của pháp luật điều chỉnh về vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động phần nào đã đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn. Tuy nhiên, đó chưa thực sự là một hệ thống các quy phạm pháp luật hoàn chỉnh và khi áp dụng trong thực tế còn nhiều bất cập. Việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hợp đồng lao động, về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động nói chung và hợp đồng lao động nói riêng có ý nghĩa lớn trong thời điểm này.

Ngăn ngừa, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động là một công việc đòi hỏi khá lớn thời gian, công sức và phải áp dụng nhiều biện pháp. Đây không phải chỉ là công việc của một cá nhân, một tổ chức mà cần sự góp sức, trách nhiệm cộng đồng của tất cả mọi người vì một xã hội tốt đẹp hơn, giảm tới mức tối thiểu các hành vi vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động. Luận văn: Vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:

===>>> Luận văn: Việc tiếp nhận các nguyên tắc quản trị công ty

Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website:  https://hotrovietluanvan.com/ – Hoặc Gmail: [email protected]

Các hình thức xử phạt vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động Luận văn: Vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động.

2.2.1. Các hình thức xử phạt chính

2.2.2. Biện pháp khắc phục hậu quả

Khi tiến hành xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động bên cạnh việc áp dụng các hình thức xử phạt chính, người có thẩm quyền có thể buộc người sử dụng lao động phải thực hiện ngay các biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

Một số kiến nghị nhằm hạn chế vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động ở Việt Nam

3.3.1. Về các quy định của pháp luật

Thứ nhất, cần bổ sung và hoàn thiện một số quy định của pháp luật về hợp đồng lao động

Thứ hai, cần hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động.

Thứ ba, cần bổ sung một số hành vi vi phạm quy định của pháp luật về hợp đồng lao động chưa bị xử phạt trong Nghị định số 113/2004/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động.

Một là, tăng cường vai trò, trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động tại doanh nghiệp

Hai là, nâng cao ý thức pháp luật, tác phong công nghiệp của người lao động

Ba là, phát huy vai trò giám sát, kiểm tra, tư vấn của người đại diện sử dụng lao động và người lao động.

Bốn là, đẩy mạnh hơn nữa vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về lao động.

Năm là, tăng cường cơ chế đối thoại, hợp tác giữa người sử dụng lao động và người lao động đồng thời với cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực lao động.

Sự điều chỉnh của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động Luận văn: Vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động.

Có hai hình thức xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động là hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung. Hình thức xử phạt chính gồm có: cảnh cáo và phạt tiền. Hình thức phạt bổ sung gồm có: tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

Căn cứ vào hành vi vi phạm pháp luật hợp đồng lao động, Nghị định số 113/2004/NĐ-CP quy định một số biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

1.3.3. Thẩm quyền xử lý Luận văn: Vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động.

Theo quy định tại Nghị định số 113/2004/NĐ-CP, các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật lao động trong đó có vi phạm về hợp đồng lao động bao gồm:

Theo Nghị định số 113/2004/NĐ-CP thì thời hiệu xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động là 01 năm kể từ ngày có hành vi vi phạm hành chính.

Những quy định về thời hiệu xử lý hành vi vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của việc xử lý vi phạm. Tuy nhiên, trong phần III về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính về pháp luật lao động quy định của Thông tư số 12/2005/TT-BLĐTBXH ngày 28/01/2005 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định “trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản về vi phạm hành chính, đối với vụ vi phạm hành chính có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn ra quyết định xử phạt là ba mươi ngày, người có thẩm quyền phải ra quyết định xử phạt”. Liên quan đến vấn đề này có ý kiến cho rằng việc quy định thời hạn như vậy là quá ngắn và khó thực hiện trong thực tiễn bởi tính chất của một cuộc thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực lao động không giống thanh tra khác.

Vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động và các yếu tố cấu thành của nó

1.2.1. Khái niệm vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động

1.2.1.1. Định nghĩa vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động

Vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động, do chủ thể luật lao động thực hiện một cách có lỗi, xâm hại quyền và lợi ích của người lao động, người sử dụng lao động, nhà nước và xã hội.

Tính trái pháp luật được xét đến như một yếu tố đặc trưng của hành vi vi phạm pháp luật. Một hành chỉ bị coi là trái pháp luật khi được pháp luật quy định. Điều này có nghĩa nếu hành vi không xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ thì đương nhiên đó không phải là hành vi vi phạm pháp luật. Tính trái pháp luật được biểu hiện thông qua việc không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ các quy định của pháp luật. Một dấu hiệu khác là năng lực của chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Người lao động và người sử dụng lao động muốn trở thành chủ thể của pháp luật lao động phải có năng lực pháp luật lao động và năng lực hành vi lao động. Hơn nữa, chủ thể thực hiện hành vi phải có lỗi và gây thiệt hại đến lợi ích của xã hội, của người khác. Luận văn: Vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động.

1.2.1.2. Phân loại các hành vi vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động a) Căn cứ vào chủ thể thực hiện hành vi vi phạm

Dựa vào vị trí các bên tham gia quan hệ lao động thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật hợp đồng lao động chúng ta chia thành các nhóm hành vi vi phạm như sau:

Nhóm hành vi do người lao động thực hiện như: hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật; vi phạm những nội dung đã được thỏa thuận trong hợp đồng lao động…

Nhóm hành vi do người sử dụng lao động thực hiện như: hành vi không giao kết hợp đồng lao động với người lao động; không giao một bản hợp đồng lao động cho người lao động; vi phạm những quy định về thuê mướn lao động; vi phạm quy định về trả trợ cấp thôi việc cho người lao động; vi phạm quy định về việc trả lương cho người lao động; vi phạm các quy định về điều chuyển người lao động làm công việc khác trái nghề; hành vi ngược đãi, cưỡng bức lao động, bắt người lao động đặt cọc trước khi làm việc không theo quy định, người sử dụng lao động kế tiếp không sử dụng lao động theo phương án sử dụng lao động,…

Các hành vi vi phạm hợp đồng lao động thường xảy ra từ các quá trình này và được chia thành các nhóm sau:

Nhóm hành vi vi phạm việc giao kết hợp đồng lao động: là tập hợp các hành vi vi phạm do các bên tham gia hợp đồng lao động thực hiện một cách có lỗi xâm hại đến những nguyên tắc và cách thức nhất định nhằm xác lập các quyền và nghĩa vụ lao động. Nhóm này bao gồm các hành vi như: giao kết hợp đồng lao động không đúng loại; hợp đồng lao đồng lao động không có chữ ký của một bên; hợp đồng lao động không được giao kết trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động; giao kết hợp đồng lao động với người lao động không có thẩm quyền…

Nhóm hành vi vi phạm việc thực hiện hợp đồng lao động: là tập hợp các hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng những nội dung đã cam kết trong hợp đồng lao động. Nhóm này gồm có các hành vi như: hành vi phạm những quy định về trợ cấp thôi việc, vi phạm việc trả lương cho người lao động trong thời gian tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác,…

Nhóm hành vi vi phạm việc tạm hoãn hợp đồng lao động: là tập hợp các hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các thỏa thuận trong hợp đồng lao động giữa các bên khi tạm ngừng hợp đồng lao động trong một thời gian nhất định.

Nhóm hành vi vi phạm việc chấm dứt hợp đồng lao động: là tập hợp các hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định của pháp luật khi chấm dứt hợp đồng lao động. Các hành vi vi phạm thuộc nhóm này có thể kể đến: hành vi vi phạm quy định về thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hành vi vi phạm quy định về trợ cấp mất việc, hành vi vi phạm quy định về thời hạn thanh toán các khoản tiền sau khi chấm dứt hợp đồng lao động,…

Có thể chia các hành vi vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động làm hai loại:

1.2.2. Các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động

1.2.2.1. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động

Mặt khách quan của vi phạm pháp luật bao gồm toàn bộ những dấu hiệu bên ngoài của nó hay nói một cách khác thì “mặt khách quan của vi phạm pháp luật là mặt bên ngoài của sự xâm hại nguy hiểm đáng kể cho xã hội đến khách thể được bảo vệ bằng pháp luật tức là sự thể hiện cách xử sự có tính chất vi phạm pháp luật trong thực tế khách quan”.

Mặt khách quan của vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động bao gồm các dấu hiệu như những đặc điểm cơ bản của hành vi vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động, đó là: hành vi được biểu hiện ra bên ngoài thông qua những hành động cụ thể hoặc không hành động, trái với các quy định pháp luật hợp đồng lao động, gây thiệt hại chung cho xã hội hoặc thiệt hại trực tiếp về vật chất hay tinh thần cho từng thành viên cụ thể trong xã hội, tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả mà nó gây ra. Luận văn: Vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động.

1.2.2.2. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động

Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động là mặt bên trong của sự xâm hại nguy hiểm cho xã hội đến khách thể được bảo vệ bằng pháp luật lao động. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật lao động được đặc trưng bởi yếu tố lỗi, có liên quan đến lỗi là động cơ, mục đích của chủ thể thực hiện vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động.

1.2.2.3. Chủ thể của vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động

Chủ thể vi phạm pháp luật hợp đồng lao động là người lao động và người sử dụng lao động. Tuy nhiên, các chủ thể này cần thỏa mãn một số điều kiện do pháp luật lao động quy định đó là năng lực chủ thể. Năng lực chủ thế được tạo bởi năng lực hành vi lao động và năng lực pháp luật lao động.

Người lao động theo quy định tại Điều 6 Bộ luật Lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động. Quy định này cho thấy một người có năng lực pháp luật lao động khi họ đủ 15 tuổi. Khi đó, pháp luật quy định cho họ có quyền được làm việc, quyền được trả công và có thể thực hiện những nghĩa vụ của người lao động. Để trở thành người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật thì cá nhân phải thỏa mãn điều kiện đủ 18 tuổi, có thuê mướn, sử dụng và trả công lao động.

1.2.2.4. Khách thể của vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động.

Khách thể của vi phạm pháp luật là quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ tránh khỏi sự xâm hại của vi phạm pháp luật. Khách thể của vi phạm pháp luật hợp đồng lao động là quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động được thể hiện qua một chế định cụ thể là hợp đồng lao động. Đây là một chế định quan trọng của Luật Lao động và bao gồm nhiều vấn đề có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động như: tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội,…