Cá Basa Việt Nam

Cá Basa Việt Nam

Ông Hà Văn Thành, sinh năm 1982, ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đã đào thoát khỏi Việt Nam từ ngày 12/05/2018 vì ông lo sợ sẽ bị chính quyền địa phương bắt bỏ tù. Ông Thành đi qua Lào rồi sang Thái Lan. Sau đó, ông Thành mua vé máy bay qua Cuba và tiếp tục mua vé máy bay đến Panama. Ông Thành xin tị nạn ở Panama và trong lúc chờ đợi, ông Thành gặp được một nhóm người Cuba rồi đi theo họ đến Mexico. Từ thành phố Bonne Terre ở Mexico, ông Thành đã đi bộ đến biên giới Mỹ và xin tị nạn với cảnh sát tại cửa khẩu Hoa Kỳ vào hôm 24/07/2018.

Ông Hà Văn Thành, sinh năm 1982, ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đã đào thoát khỏi Việt Nam từ ngày 12/05/2018 vì ông lo sợ sẽ bị chính quyền địa phương bắt bỏ tù. Ông Thành đi qua Lào rồi sang Thái Lan. Sau đó, ông Thành mua vé máy bay qua Cuba và tiếp tục mua vé máy bay đến Panama. Ông Thành xin tị nạn ở Panama và trong lúc chờ đợi, ông Thành gặp được một nhóm người Cuba rồi đi theo họ đến Mexico. Từ thành phố Bonne Terre ở Mexico, ông Thành đã đi bộ đến biên giới Mỹ và xin tị nạn với cảnh sát tại cửa khẩu Hoa Kỳ vào hôm 24/07/2018.

Giấy phép nước xả thải của Công ty Gang thép Hưng nghiệp Formosa

Luật sư Trần Vũ Hải, thuộc Đoàn luật sư Hà Nội cho biết hiện nay các luật sư nghiên cứu về giấy phép nước xả thải của công ty Formosa. Theo ông, việc cấp giấy phép nước thải này là một quy trình trái pháp luật. Vì theo luật Việt Nam, theo điều 201 của Luật tài nguyên nước đối với trường hợp cấp phép xả nước thải từ 10,000 m3 trở lên thì phải xin tham vấn cộng đồng, những người bị ảnh hưởng từ sản xuất hoặc kinh doanh. Giấy phép xả thải Công ty Gang thép Hưng nghiệp Formosa là do Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ông Nguyễn Thái Lai (được nguyên Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang ủy quyền) ký tháng 12 năm 2015, mấy tuần trước khi ông ấy nghỉ hưu.[169][170]

Một số luật sư tham gia Liên danh Phục vụ Công lý có mặt tại Hà Tĩnh để trợ giúp hàng ngàn hộ dân khiếu kiện đòi bồi thường thiệt hại do phía công ty Formosa gây ra.[171]

Theo một báo cáo chính phủ, Công ty Gang thép Hưng nghiệp Formosa đã sai phạm khi tự ý thay đổi sang công nghệ làm nguội than cốc ướt (wet coking). Đây là hệ thống sử dụng nước để làm mát và được xem là gây nhiều ô nhiễm hơn công nghệ khô, vì hệ thống này tạo ra nhiều khí thải và chất thải có chứa xyanua. Còn công nghệ khô (dry coking) được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy hiện đại. Công nghệ này tuy tốn kém hơn nhưng không sử dụng nước.Thời hạn dự kiến cho việc hoàn thành lắp đặt hệ thống làm nguội đạt tiêu chuẩn là ngày 30 tháng 6 năm 2019.[150]

Chỉ trong giai đoạn 1 (sản xuất với công suất 15 triệu tấn/năm), nhà máy thép của Công ty Gang thép Hưng nghiệp Formosa tại Hà Tĩnh sẽ thải ra 36 triệu tấn khí thải/năm, riêng trong nước thải sẽ có 28,000 tấn các chất ô nhiễm/năm và khoảng 9 triệu tấn chất thải rắn/năm. Nếu Công ty Gang thép Hưng nghiệp Formosa tiếp tục hoạt động, tiếp tục xả nước thải theo đúng giấy phép đã được cấp (45.000 m3/ngày) và hoạt động xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn mà chính quyền Việt Nam đã cho phép thì mỗi năm, vẫn có tới 17.37 tấn phenol và cyanide được xả ra biển. Tổng lượng độc chất được xả vào biển mỗi năm lớn gấp 9.5 lần so với lượng chất thải đã gây ra thảm họa cá chết hồi đầu tháng 4. Nếu nhà máy thép của Công ty Gang thép Hưng nghiệp Formosa ở Hà Tĩnh vận hành đúng như thiết kế thì riêng lượng phát thải khí nhà kính đã tương đương 50.5% tổng lượng phát thải khí nhà kính của tất cả các nhà máy trên toàn Việt Nam. Đó là chưa kể tới CO2, bụi,... khoảng 1 triệu tấn/năm – những tác nhân gây ra các bệnh về đường hô hấp, trong đó có ung thư phổi. Chưa kể tới SO2 (33.000 tấn/năm) và NOx (34.500 tấn/năm) – những loại khí gây ra mưa axit làm suy giảm chất lượng đất, chất lượng nước, giảm năng suất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.[172]

Con đường xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam vào thị trường Mỹ vốn nhiều khó khăn nay lại càng khó khăn hơn khi thời gian tới Mỹ sẽ siết chặt các tiêu chuẩn nhập khẩu.

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (Vasep), trong 3 năm trở lại đây, hoạt động xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc thực sự "nóng"và đi kèm mối quan ngại về chất lượng hàng xuất khẩu theo đường tiểu ngạch.

Vasep đã gửi một số công văn báo cáo tình hình xuất khẩu cá tra sang thị trường này với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương về việc đề nghị siết chặt hơn nữa hoạt động kiểm soát chất lượng hàng cá tra đi qua đường tiểu ngạch.

Vasep cũng tiếp tục khuyến cáo các doanh nghiệp hội viên chủ động tuân thủ chặt chẽ về việc truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm và sử dụng Chứng thư Thủy sản xuất khẩu theo quy định. Đồng thời, doanh nghiệp cần kiểm soát tốt nhất chất lượng thủy sản xuất khẩu nói chung cũng như sang thị trường Trung Quốc nói riêng, trong đó bao gồm sản phẩm cá tra, basa.

Trong thời gian tới, Vasep cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan để phát hiện, xử lý những trường hợp gian lận thương mại, góp phần giữ vững uy tín hình ảnh cá tra, basa Việt Nam, phát triển xuất khẩu bền vững sang thị trường lớn Trung Quốc và các thị trường khác.

Theo thông tin của Bộ Công Thương, hiện nay, theo đề nghị của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang dự thảo Công hàm gửi Tổng cục Hải quan Trung Quốc, cung cấp thông tin chi tiết về: Hoạt động kiểm soát an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu nói chung và cá tra nói riêng sang thị trường Trung Quốc từ khâu nuôi trồng, kiểm soát chất lượng nước nuôi, giám sát dư lượng hóa chất kháng sinh trong sản phẩm nuôi, quản lý hoạt động thu gom, sơ chế, chế biến, xuất khẩu.

Đồng thời, Bộ Nông nghiệp cũng đề nghị phía Trung Quốc tăng cường phối hợp, kiểm tra các lô hàng thủy sản của Việt Nam nhập khẩu vào Trung Quốc và chỉ cho phép nhập khẩu các lô hàng thủy sản được sản xuất bởi các cơ sở Việt Nam có tên trong danh sách được phép xuất khẩu sang thị trường này kèm theo Chưng thư do Cơ quan thẩm quyền Việt Nam cấp.

Từ năm 2014, Bộ Nông nghiệp và Tổng cục Giám sát Chất lượng, Thanh tra và Kiểm dịch Trung Quốc đã ký thỏa thuận về việc kiểm soát an toàn thực phẩm thủy sản xuất nhập khẩu giữa hai nước. Theo đó, Cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu sẽ kiểm tra, tổng hợp các doanh nghiệp đủ điều kiện an toàn thực phẩm gửi Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu để cho vào danh sách được phép xuất khẩu thủy sản.

Các lô hàng của các doanh nghiệp trong danh sách xuất khẩu sang nước đối tác phải được Cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu kiểm tra và cấp Giấy chứng thư theo mẫu đã được thống nhất.

Hiện nay, số lượng doanh nghiệp Việt Nam trong danh sách được phép xuất khẩu sang Trung Quốc là 669 doanh nghiệp. Số lượng các doanh nghiệp Trung Quốc nằm danh sách được phép xuất khẩu vào Việt Nam là 699 doanh nghiệp.

Tính đến hết tháng 5/2018, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc đạt 203 triệu USD, chiếm 25,5% tổng xuất khẩu cá tra và tăng 48,6% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, Trung Quốc vẫn tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam.

Với sức tiêu thụ mạnh mẽ từ thị trường láng giềng đông dân cư, trong 3 năm trở lại đây xuất khẩu cá tra sang thị trường này liên tục tăng trưởng mạnh. Số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu sang thị trường này cũng gia tăng.

Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển đột biến trong thời gian ngắn cũng ẩn chứa nhiều rủi ro. Vasep nhận định rằng, đây là một thị trường rộng lớn và nhiều tiềm năng nhưng các doanh nghiệp cũng cần tuân thủ chặt chẽ kiểm soát chất lượng hàng xuất khẩu nhằm giảm thiểu tác động bất lợi đến hoạt động xuất khẩu cá tra sang thị trường này trong thời gian tới.

08 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu cá Tra Việt Nam đạt 913 triệu USD. Theo số liệu thống kê của hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch xuất khẩu...

Việt Nam và Trung Quốc đã kết thúc đàm phán Nghị định thư về xuất khẩu dừa tươi Việt Nam sang Trung Quốc; đồng thời tích cực chuẩn bị đi đến ký kết hàng loạt Nghị định thư về sầu riêng đông lạnh, chanh leo, ớt, gia cầm, thủy sản...

Ngày 6-6, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Trung đã tiếp và hội đàm với ông Triệu Tăng Liên, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan Trung Quốc về thúc đẩy nông sản giữa hai nước qua các nghị định thư mới.

Tại hội đàm, Thứ trưởng Hoàng Trung cho biết, những năm qua, Bộ NN-PTNT Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã linh hoạt áp dụng các biện pháp đánh giá trực tuyến, ký các nghị định thư gián tiếp để mở cửa thị trường đối với các sản phẩm thạch đen, tổ yến, sầu riêng, thanh long… của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc.

Nhờ đó, năm 2023, kim ngạch xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam - Trung Quốc đạt 15,53 tỷ USD. Trong 5 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản giữa hai nước đạt 6,2 tỷ USD (tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2023).

Với dân số hơn 1,4 tỷ người, tầng lớp trung lưu ngày càng lớn, Trung Quốc là thị trường lớn cho nhiều loại mặt hàng nông lâm thủy sản chất lượng cao. Tuy nhiên, thị phần của nông sản Việt Nam tại đây còn tương đối nhỏ, chiếm chưa đến 5% tổng giá trị nhập khẩu nhóm hàng này của Trung Quốc. Đây cũng chính là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam gia tăng thị phần các mặt hàng nông lâm thủy sản chất lượng cao của Việt Nam tại thị trường Trung Quốc.

Do đó, tại cuộc hội đàm, đại diện hai bên đã cùng thống nhất thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực thương mại nông sản và mở cửa thị trường trong thời gian tới. Hai bên sẽ sớm hoàn tất các thủ tục để ký các nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với trái dừa tươi, sầu riêng đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc.

Đối với mặt hàng chanh leo và ớt đã được hai bên tiến hành xuất khẩu thí điểm, Bộ NN-PTNT Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc sẽ thúc đẩy hoàn tất các thủ tục để sớm có thể ký thêm 2 văn kiện này.

Đồng thời, hai nước sẽ phối hợp hoàn thiện để ký các nghị định thư về xuất khẩu cá sấu, tổ yến thô, gia cầm và thủy sản khai thác của Việt Nam sang Trung Quốc.

Ở chiều ngược lại, hai bên đã thống nhất cao về phương án tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với cá tầm của Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam. Theo đó, Trung Quốc sẽ hỗ trợ Việt Nam tăng cường năng lực để giám định loài cá tầm.

Tại hội đàm ngày 6-6, Thứ trưởng Hoàng Trung và Phó Tổng Cục trưởng Triệu Tăng Liên đã ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch đối với khỉ xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc; đồng thời đại diện hai bên cũng đã ký tắt kết thúc đàm phán Nghị định thư về kiểm dịch thực vật đối với xuất khẩu dừa tươi từ Việt Nam sang Trung Quốc.

Cá tra là loài cá thịt trắng nuôi đặc trưng của Việt Nam. Sản phẩm cá tra xuất khẩu của Việt Nam ngày càng được người tiêu dùng trên thị trường thế giới yêu thích vì sự tiện lợi, hương vị trung tính, dễ chế biến và giá cả phù hợp với mọi phân khúc tiêu thụ.

Tính đến năm 2022, cá tra Việt Nam đã chinh phục hơn 140 thị trường trên thế giới, trong đó có các thị trường truyền thống và khắt khe về an toàn thực phẩm và các quy định kỹ thuật như: Mỹ, EU và cả những thị trường vốn không ưa chuộng cá nuôi như Nhật Bản.

Theo báo cáo đánh giá của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong giai đoạn 2017 – 2022, mặc dù diện tích nuôi cá tra có xu hướng giảm nhưng sản lượng cá tăng dần từ 1,2 triệu tấn năm 2017 lên 1,7 triệu tấn năm 2022, cho thấy năng suất nuôi cá tra ngày càng được cải thiện.

Sự phổ biến của cá tra và sự nỗ lực của cộng đồng DN Việt Nam đưa cá tra đi khắp năm châu, đã giúp cho ngành này mang về nguồn ngoại tệ lớn mỗi năm. Với kim ngạch xuất khẩu từ 1,5 – 2,4 tỷ USD/năm, riêng cá tra đã chiếm 16 - 26% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Các thị trường và nhóm thị trường chủ lực nhập khẩu cá tra Việt Nam gồm: Trung Quốc, Mỹ, EU, ASEAN, Trung Đông, Mexico, Brazil, Anh, Nga, các nước thuộc khối CPTPP (Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương).

Số doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu cá tra tăng liên tục trong những năm gần đây. Cụ thể: Năm 2020 có 320 DN; năm 2021 tăng lên 380 DN và năm 2022 số DN tham gia xuất khẩu lên tới 435.

Đáng chú ý, sản phẩm cá tra phile đông lạnh (mã HS 0304) vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng xuất khẩu cá tra trong thời gian qua. Trong 3 năm gần đây, tỷ trọng trung bình của cá tra phile đông lạnh chiếm 85 – 86% tổng giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam.

Tổng thư ký VASEP Trương Đình Hòe nhận định: Năm 2022, xuất khẩu cá tra Việt Nam đã bứt phá mạnh mẽ với kỷ lục 2,4 tỷ USD. Nhờ vào yếu tố sản xuất chế biến hồi phục, nhu cầu trên các thị trường đều tăng mà giá xuất khẩu cá tra sang các thị trường tăng từ 20 – 55%, nhất là tại thị trường Mỹ. Mặt khác, xung đột Nga – Ukraine khiến nguồn cung cá thịt trắng tại nhiều thị trường sụt giảm, tạo cơ hội cho cá tra Việt Nam tăng thị phần.

Doanh nghiệp phải bán sản phẩm với giá rẻ để xoay vòng vốn

Dự báo về tình hình xuất khẩu, VASEP cho rằng dù ít nhiều bị tác động đến nhu cầu tiêu thụ và thực phẩm, nhưng năm 2023 tiêu thụ cá tra vào các thị trường sẽ vẫn ổn định. Tuy nhiên, trái với dự báo của VASEP, xuất khẩu cá tra trong 4 tháng đầu năm 2023 chỉ đạt gần 600 triệu USD, giảm 46% so với cùng kỳ năm 2022.

Cộng đồng DN mong muốn Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành kịp thời tháo gỡ những khó khăn cho DN. Đặc biệt là những biện pháp hỗ trợ sớm nhất như giảm giá thuê đất, giá điện... để DN cá tra không lâm vào cảnh kiệt quệ, phá sản.

Tổng thư ký VASEP Trương Đình Hòe

Nhìn nhận về thị trường Trung Quốc, đối tác nhập khẩu cá tra lớn của Viêt Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty Thủy sản Cửu Long An Giang Trần Thị Vân Loan chia sẻ: Trung Quốc rất khó tính, họ yêu cầu sản phẩm cá tra phải đạt chất lượng rất cao và ổn định.

Do đó, đối với Trung Quốc, việc xây dựng chiến lược riêng cho xuất khẩu cá tra là cần thiết, đặc biệt là phải kiểm soát chất lượng xuất khẩu đồng nhất và luôn giữ hình ảnh con cá tra Việt Nam. Thị trường 1,4 tỷ dân này vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển và nhiều cơ hội để các DN có thể mở rộng thị trường, tăng kim ngạch cũng như giá trị xuất khẩu cá tra.

Với thị trường Mỹ, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Hùng Vương (Tiền Giang) Dương Ngọc Minh cho biết: Mặc dù luôn nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu cá tra Việt Nam, nhưng hiện nay xuất khẩu sang Mỹ vẫn vướng vụ kiện chống bán phá giá cho cá tra. Đó cũng là nguyên do chỉ một số rất ít DN được xuất khẩu vào thị trường Mỹ, là một điều bất lợi cho cá tra Việt Nam.

Còn tại thị trường EU, từng là thị trường nhập khẩu cá tra lớn nhất Việt Nam, chiếm 40% kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng cá tra. Tuy nhiên, vì nhiều lý do cạnh tranh không lành mạnh, hiện nay, xuất khẩu sang thị trường này chỉ chiếm trên 8% giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam.

Chia sẻ về những khó khăn nội tại của xuất khẩu cá tra, Tổng thư ký VASEP Trương Đình Hòe cho biết: Cá tra cũng giống ngành khác phải chịu chi phí đầu vào tăng cao. Trong khi đó, đa phần DN chế biến cá tra vẫn trong cảnh thiếu vốn, phải bán sản phẩm với giá rẻ để xoay vòng vốn khiến DN càng thêm chật vật.

Vì vậy, VASEP đề nghị các bộ, ngành, Chính phủ quan tâm đặc biệt để tháo gỡ, khơi thông nguồn vốn ưu tiên cho sản xuất và giảm lãi suất vay để hỗ trợ DN.

Cá Két Panda (Gấu trúc) còn được gọi là cá ngựa vằn – Zebra Cichlid. Được lai tạo ở Đài Loan và có nguồn gốc từ Trung Quốc. Chúng là một biến thể của loài cá Hồng Két.

Cá Két Panda có các sọc đen chạy ngang từ lưng xuống bụng trên khắp chiều dài cơ thể. Cá Gấu Trúc cái có nhiều màu cam trên cơ thể, ở cá đực thì ít hơn. Cá Đực khi trưởng thành có một u mỡ ở phía trán, tạo nên một bướu nhỏ. Các sọc đen chạy ngang từ lưng xuống bụng trên khắp chiều dài cơ thể.

Khi cá đạt size trưởng thành đặc biệt khi vào giai đoạn sinh sản đã ghép trống mái cá trở nên hung dữ

Là dòng cá khỏe mạnh, sống trâu thích nghi với khí hậu khắc nghiệt.

Cá Két Panda là loài ăn tạp. Chúng ăn các loại cá mồi nhỏ, trùn chỉ và một số các loại động vật nhỏ khác. Có thể cho chúng ăn cám loại hạt to. Nên cho chúng ăn 1 ngày 2 lần và xen kẻ thức ăn khô và tươi.

Nhiệt độ nước: 21 – 27(C), độ cứng nước dH: 9 – 20, độ pH:  pH 6,5 – 8,0.

*Lưu ý: Tốc độ sinh trưởng và phát triển của cá sẽ bị ảnh hưởng rất lớn nếu nước bị ô nhiễm. Bạn cần phải chăm sóc cá gấu trúc cẩn thận như các loài cichlid khác. Chúng khá là hung hăng, do đó bạn nên thả với những loại tích cực có cùng kích thước hoặc lớn hơn.

Nửa đầu năm, xuất khẩu cá ngừ sang Hàn Quốc đạt 14 triệu USD, tăng 2,4 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, xuất khẩu cá ngừ sang Hàn Quốc đã đạt mức tăng trưởng mạnh trong ba tháng gần đây, với mức tăng ba con số. Đặc biệt, trong tháng 6, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ đạt gần 6 triệu USD, tăng gần 6 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính chung nửa đầu năm, xuất khẩu cá ngừ sang Hàn Quốc đạt hơn 14 triệu USD, tăng 2,4 lần so với cùng kỳ. Hàn Quốc là một trong mười thị trường đơn lẻ nhập khẩu cá ngừ nhiều nhất từ Việt Nam.

Cá ngừ đại dương được tàu cá Đà Nẵng đánh bắt được. Ảnh: Văn Đông

Sự bứt phá này phần lớn nhờ vào giá sản phẩm cạnh tranh của Việt Nam. Các doanh nghiệp đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng thủy sản tại Hàn Quốc, đặc biệt là khi người dân nước này có xu hướng giảm chi tiêu, tạo điều kiện thuận lợi để thủy sản Việt Nam tăng cường xuất khẩu.

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA), có hiệu lực từ tháng 12/2015, đã tạo nền tảng thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước. Ngoài ra, cả hai đều tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), và Hàn Quốc đang xem xét gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), trong đó Việt Nam là thành viên.

Hiện tại, Hàn Quốc chủ yếu nhập khẩu các sản phẩm cá ngừ chế biến và đóng hộp từ Việt Nam, chiếm tới 99% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong số đó, thịt thăn cá ngừ vằn hấp đông lạnh là sản phẩm được ưa chuộng nhất.

Dự báo xuất khẩu sang Hàn Quốc sẽ tiếp tục hưởng lợi nhờ vị trí địa lý gần và nhu cầu tiêu thụ ổn định. Với dân số hơn 51 triệu người, Hàn Quốc là thị trường tiềm năng đối với các nhà xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam, với xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ từ năm ngoái.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp đang gặp phải thách thức do nguồn cung cá ngừ vằn nguyên liệu trong nước giảm sút vì quy định về kích cỡ tối thiểu cho phép khai thác, được quy định trong Nghị định 37, gây khó khăn cho họ.

Trước những thách thức này, VASEP kiến nghị các cơ quan liên quan điều chỉnh quy định phù hợp với thực tế và thông lệ quốc tế, đồng thời khuyến nghị doanh nghiệp cần kiểm soát chi phí trong bối cảnh cước vận tải tăng cao.

Nửa đầu năm, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đã đạt 4,4 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ đều có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ. Hiện, cá ngừ nửa đầu năm đạt 472 triệu USD, tăng 23% so với nửa đầu năm 2023 - tăng mạnh nhất trong nhóm thủy sản chính.

Việt Nam hiện là nước sản xuất và xuất khẩu cá tra lớn nhất thế giới, thu về hàng tỷ USD

Cá tra của Việt Nam đang được mệnh danh là mỏ vàng ngoài khơi hay cá tỷ đô. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu cá tra lớn nhất thế giới, với sản phẩm được ưa chuộng tại nhiều thị trường quốc tế, hương vị thơm ngon, giá cả cạnh tranh.

Đặc biệt, mặt hàng này đang được Malaysia tích cực săn lùng. Theo số liệu thống kê của VASEP, tháng 10/2024, xuất khẩu cá tra sang Malaysia đạt hơn 3 triệu USD, tăng 19% so với tháng 10/2023. Lũy kế xuất khẩu cá tra 10 tháng đầu năm nay sang thị trường này đạt 29 triệu USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng trưởng dương đều ở hầu hết các tháng.

Tháng 7 năm nay ghi nhận là tháng kim ngạch xuất khẩu cá tra sang Malaysia đạt cao nhất kể từ đầu năm 2023, với hơn 4 triệu USD, tăng 52% so với cùng kỳ năm 2023.

Cơ cấu xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Malaysia chủ yếu vẫn là phile cá tra đông lạnh mã HS 0304. Mười tháng đầu năm 2024, xuất khẩu riêng sản phẩm này sang Malaysia đạt gần 24 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngoài ra, xuất khẩu các sản phẩm cá tra khô, đông lạnh khác (nguyên con, cắt khúc,...) đạt hơn 3 triệu USD trong 10 tháng đầu năm nay, tăng 19% so với cùng kỳ.

Cuối cùng là sản phẩm cá tra GTGT, mặc dù giá trị xuất khẩu vẫn còn khiêm tốn, tuy nhiên nhìn thấy rõ sự tăng trưởng mạnh mẽ các sản phẩm này sang quốc gia ở trung tâm Đông Nam Á này.

Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra GTGT sang Malaysia đạt hơn 1,5 triệu USD, tăng 115% so với cùng kỳ với háng 1 tăng 526%, tháng 3 tăng 399%, tháng 5 tăng 325%, tháng 6 tăng 315%, tháng 7 tăng 404%,... so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Trung tâm thương mại thế giới (ITC), 8 tháng đầu năm nay, phile cá tra đông lạnh mã HS 0304 là sản phẩm cá thịt trắng Malaysia nhập khẩu  nhiều nhất, với 18 triệu USD, tăng 38% so với cùng kỳ, chiếm 42% tỷ trọng trong tổng giá trị quốc gia này nhập khẩu các sản phẩm cá thịt trắng từ thế giới.

Việt Nam là nguồn cung lớn nhất phile cá tra đông lạnh cho Malaysia, chiếm đến 96% trong tổng nhập khẩu các sản phẩm mã HS 0304 của quốc gia này.

Về tình hình xuất khẩu chung, tính đến hết tháng 10 nước ta đã thu về gần 1,67 tỷ USD từ xuất khẩu mặt hàng này, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2023, diện tích thả nuôi cá tra của nước ta đạt 5.700 ha, bằng 98% so với năm 2022, sản lượng đạt 1,71 triệu tấn, tăng 0,6% so với năm 2022 (1,7 triệu tấn). Giá trị xuất khẩu đạt trên 1,8 tỷ USD.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam cho biết, kim ngạch xuất khẩu cá tra 2024 có thể đạt mục tiêu 2 tỷ USD. VASEP cũng kỳ vọng rằng ngành cá tra Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì triển vọng tích cực trong năm 2025, với sự gia tăng mạnh mẽ trong xuất khẩu các sản phẩm cá tra chế biến. Đây sẽ là động lực chính giúp ngành cá tra Việt Nam vượt qua những thách thức và khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế.

Cá chết hàng loạt ở Việt Nam 2016 hay còn gọi là Sự cố Formosa[3] đề cập đến hiện tượng cá chết hàng loạt tại vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh) bắt đầu từ ngày 6 tháng 4 năm 2016[4] và sau đó lan ra vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.[5] Trên bờ biển Quảng Đông, Vũng Chùa có đến hàng trăm cá thể cá mú loại từ 40 – 50 kg trôi dạt vào bờ và chết.[6] Đến ngày 25 tháng 4, tỉnh Hà Tĩnh có 10 tấn, Quảng Trị 30 tấn, đến ngày 29 tháng 4 Quảng Bình hơn 100 tấn cá biển bất ngờ chết dạt bờ.[7][8] Thảm họa này gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt của ngư dân, đến những hộ nuôi thủy sản ven bờ, ảnh hưởng đến du lịch biển và cuộc sống của cư dân miền Trung.[9] Chỉ riêng tỉnh Quảng Bình có 18 xã chuyên làm nghề biển với hơn 14.000 hộ và 24.000 lao động nghề biển.[8] VnExpress dẫn thông tin từ cơ quan du lịch quốc gia trong tháng 11 cho biết ô nhiễm chất thải từ công ty Formosa dọc theo bờ biển miền Trung hồi tháng 4 đã gần như hoàn toàn phá hủy ngành du lịch của khu vực khi doanh thu từ du lịch giảm tới 90%.[10]

Ngày 30 tháng 6 năm 2016, Chính phủ Việt Nam tổ chức họp báo, công bố nguyên nhân cá chết là do chất thải gây ô nhiễm từ Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa vượt quá nồng độ cho phép.[11] Nguồn thải lớn từ tổ hợp nhà máy của Công ty Formosa Hà Tĩnh chứa độc tố tạo thành một dạng phức hợp, di chuyển vào Nam làm hải sản ở tầng đáy biển chết, là nguyên nhân gây ra thảm họa ô nhiễm môi trường biển này.[1] Chính phủ Việt Nam cho rằng chất thải mà nhà máy Formosa tại Hà Tĩnh thừa nhận thải ra biển tác động đến cuộc sống của hơn 200 ngàn người dân, trong đó có 41 ngàn ngư dân.[2]

Ngày 17 tháng 5 năm 2018, tại TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, Bộ Y tế khẳng định đến thời điểm hiện tại, chất lượng thủy hải sản, bao gồm cả hải sản tầng đáy đã đảm bảo an toàn.[12]

Ngoài sự việc cá chết ngoài biển, năm 2016 cũng có nhiều vụ cá chết ở sông hồ khắp ba miền Việt Nam như sông Bưởi (Tháng 5, Thanh Hóa),[13] sông Lạch Bạng (Tháng 5, Thanh Hóa),[14] sông Hinh (Tháng 5, Phú Yên),[15] sông Đồng Nai (Tháng 6, Biên Hòa),[16] sông Mã (Tháng 6, Thanh Hóa),[17] sông Sa Lung (Tháng 6, Quảng Trị),[18] sông Ấu (Tháng 7, Hải Dương),[19] sông Chà Và (Tháng 10, Bà Rịa - Vũng Tàu),[20] Hồ Tây (Tháng 10, Hà Nội),[21], và Hồ Linh Đàm (Tháng 10, Hà Nội).[22] Đa số nguyên do gây nạn cá chết vẫn chưa rõ nhưng tác hại ô nhiễm môi trường do độc tố là nghi vấn.

Từ ngày 6 cho đến ngày 10 tháng 4, cá ở một số lồng nuôi và cá tự nhiên chết hàng loạt tại khu vực biển Vũng Áng.

Ngày 10 tháng 4, cá chết dạt vào bờ biển tỉnh Quảng Bình.[23]

Hàng chục lồng cá của khoảng 60 hộ dân sống tại khu vực An Cư Đông, thị trấn Lăng Cô, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế có hiện tượng chết hàng loạt, nhiều nhất là ngày 15-4, một số ít chết trong ngày 16-4. Cá nuôi ở đây chủ yếu là cá nước lợ như cá vẩu, cá bớp, cá mú, cá vồ... trọng lượng mỗi con khoảng 0,3–1 kg, đang gần đến kỳ thu hoạch. Theo phó Phòng NN&PTNT huyện Phú Lộc, không chỉ cá nuôi trong lồng mà cá tự nhiên trên đầm Lăng Cô cũng có hiện tượng chết.[24] Sáng 26-4, Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết đã có kết quả phân tích mẫu nước lấy tại khu vực đầm Lăng Cô và cửa biển Lăng Cô, thị trấn Lăng Cô, Phú Lộc vào thời điểm xuất hiện cá nuôi lồng chết hàng loạt. Kết quả cho thấy các thông số gồm tổng hàm lượng nitơ tính theo amoni, hàm lượng kim loại nặng crôm (Cr) vượt giới hạn cho phép của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Kết quả này cũng chỉ ra rằng nguyên nhân cá biển, cá nuôi chết không phải do dịch bệnh mà do một tác nhân cực mạnh - chất độc trong môi trường nước xuất hiện từ phía bắc của tỉnh Thừa Thiên Huế.[25]

Tại một buổi tiệc khai trương nhà hàng vào ngày 21 tháng 4 ở xã Phúc Trạch huyện Bố Trạch (Quảng Bình) với khoảng 200 người đến tham dự, hầu hết những người có mặt sau khi ăn các món ăn hải sản, được mua từ huyện Quảng Trạch, về đều bị đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy. 21 người đã phải được đưa tới điều trị tại trạm y tế.[26]

Ngày 22 tháng 4, sau khi hoàn tất việc khảo sát, lấy mẫu nước, đoàn kiểm tra của Bộ Tài nguyên - môi trường do tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Nguyễn Văn Tài dẫn đầu đã đến kiểm tra trực tiếp tại Công ty Điện lực dầu khí Hà Tĩnh (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) và tại Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa (Khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh).[27]

Ngày 26 tháng 4, một bản kiến nghị đăng trên trang web "We the People" của Nhà Trắng, đề nghị chính phủ liên bang Mỹ hỗ trợ người dân Việt Nam bằng cách cung cấp đánh giá độc lập về tác động môi trường của nhà máy thép Formosa. Chúng tôi cũng đề nghị Tổng thống Obama nêu vấn đề này với chính phủ Việt Nam trong chuyến thăm vào tháng 5". Tính tới tối 3 tháng 5, có hơn 138.000 người đã ký. Con số trên lớn hơn nhiều so với con số tối thiểu 100.000 chữ ký để Nhà Trắng phải lên tiếng.[28]

Ngày 27 tháng 4, ông Nguyễn Hữu Hoài - Chủ tịch tỉnh Quảng Bình chỉ đạo tạm thời cấm du khách và ngư dân tắm biển cho đến khi cơ quan chức năng tìm ra mức độ ô nhiễm của nước biển.[29] Cùng ngày, Bộ đội biên phòng Quảng Bình cho biết vừa phối hợp với đồn biên phòng cửa khẩu Cảng Gianh ngăn chặn các thuyền ngư dân ra biển vớt cá chết về bán.[30]

Ngày 29 tháng 4, ông Trần Đình Du, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Bình, cho biết, tỉnh đang khuyến cáo ngư dân tạm dừng khai thác ven bờ, đợi đến khi môi trường biển trở lại bình thường.[8]

Ngày 30 tháng 4, sau khi cá chết dạt vào quận Liên Chiểu, bờ biển Đà Nẵng.[31] Ông Nguyễn Điểu (Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng) cùng nhiều cán bộ Sở Tài nguyên và môi trường đã đi tắm biển tại bãi Phạm Văn Đồng (quận Sơn Trà). Ông Nguyễn Điểu nói: "Kết quả kiểm định mẫu nước ở Đà Nẵng đảm bảo an toàn nên chúng tôi cũng như mọi người yên tâm tắm biển".[32] Cùng ngày, ngày thứ ba liên tiếp ngư dân ở tỉnh Quảng Bình tiếp tục biểu tình, chặn Quốc lộ 1 ở khu vực huyện Quảng Trạch để phản đối tình trạng ô nhiễm biển khiến tôm cá đánh bắt được lại không có ai mua [33]. Bộ Công Thương theo chỉ đạo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã tổ chức kết nối với các doanh nghiệp, chủ yếu là các nhà phân phối bán lẻ lớn vào miền Trung mở tại Quảng Bình hai điểm thu mua hải sản được đánh bắt xa bờ.[34]

Ngày 1 tháng 5, tại các thành phố lớn ở Việt Nam nhiều người dân xuống đường vì thảm họa môi trường cá chết hàng loạt xảy ra tại miền Trung Việt Nam. Ước tính có khoảng 1.000 người tham gia cuộc tuần hành tại Hà Nội. Tại TP. Hồ Chí Minh, đoàn người đã dương khẩu hiệu đi qua các con đường Lê Duẩn, Chợ Bến Thành. Ở một số thành phố khác như Nha Trang, Vũng Tàu, cũng có những nhóm người dân mang theo biểu ngữ ra bờ biển, thể hiện quan điểm về vụ cá chết hàng loạt tại Việt Nam. Trong khi đó, tại Đà Nẵng, một số nhà hoạt động và người dân xuống đường đã ngay lập tức bị trấn áp.[35]

Ngày 2 tháng 5, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã có buổi làm việc đầu tiên với các nhà khoa học đến từ Đức, Mỹ, Israel và các nhà khoa học trong nước trong nỗ lực tìm ra nguyên nhân gây cá chết hàng loạt tại miền Trung. GS. Roberto Mayerle, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu công nghệ Đại học Kiel của Đức, cho hay sau khi làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường, đoàn sẽ tiếp tục làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ.[36] Quỹ Ethecon báo cáo về vụ này đã tiếp xúc với nhà khoa học đã tham gia "Nhóm chuyên gia" của chính phủ Việt Nam, tiến sỹ Schroeder. Ông đã than phiền với Quỹ bảo vệ biển Đức (DSM) và với họ rằng nhóm của ông đã không được phép tự lấy mẫu nước bị nhiễm độc, cũng như chỉ được báo cáo dựa trên những kết quả của các nhà khoa học trong nước trước đó. Quỹ kêu gọi Chính phủ Việt Nam phải bảo đảm sự minh bạch tuyệt đối về nguyên nhân, mức độ và phạm vi của thảm họa.[37]

Đài Truyền hình Việt Nam công bố ngày 2 tháng 5, Công an tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình đã bắt hai nhà hoạt động tên Trương Minh Tâm và Chu Mạnh Sơn ngày 26 tháng 4 năm 2016 vì đã quay phim, chụp hình, ở xã Kỳ Lợi, Kỳ Hà và giáo xứ Đông Yên, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Họ bị cho là "thu thập thông tin và hình ảnh để phát tán trên mạng internet nhằm mục đích kích động người dân".[38] Trả lời BBC Tiếng Việt, nhà hoạt động Hoàng Dũng của phong trào Con Đường Việt Nam nói: "Về mặt đảng cầm quyền họ bắt là đúng, vì hành động này sẽ dập được mọi tiếng nói đối lập chuyên nghiệp cất lên từ tâm bão, bóp nát mọi ý định săn tin của các nhà báo tự do khác" và để "nắm lại độc quyền truyền thông của Đảng." [39]. Ông Chu Mạnh Sơn đã được thả vào ngày 3 tháng 5.[40]

Ngày 3 tháng 5, đoàn công tác của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã về thăm hỏi, động viên và hỗ trợ ngư dân Hà Tĩnh bị ảnh hưởng bởi vụ cá chết bất thường vừa qua. Đoàn đã trao tặng 1 tỷ đồng cho tỉnh Hà Tĩnh để giúp đỡ ngư dân khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ủng hộ 20 tỷ đồng và 100 tấn gạo để góp phần chia sẻ khó khăn của nhân dân các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế chịu thiệt hai của vụ cá chết vừa qua. Mỗi tỉnh sẽ nhận được 5 tỷ đồng và 25 tấn gạo. Ngoài ra, các ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất hỗ trợ ngư dân.[41]

Ngày 4 tháng 5, cá nuôi lồng của người dân xã Hải Dương (thị xã Hương Trà), thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục chết hàng loạt. Tình trạng cá biển chết dạt vào bờ và cá nuôi lồng của người dân ồ ạt chết xảy ra từ ngày 2 tháng 5 cho đến nay ở hai thôn Thai Dương Thượng Tây và Thai Dương Thượng Nam.[42] Tổng cộng trên hơn một tấn từ 60 lồng. Tại thôn Hải Tiến (thị trấn Thuận An), ba ngày qua có hơn 2 tấn cá nuôi lồng và tự nhiên bị chết.[43] Chiều 4 tháng 5, đoàn kiểm tra liên bộ Tài nguyên - môi trường, Công an, Quốc phòng, Khoa học - công nghệ, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Công thương và các viện khoa học, chuyên gia đã tiến hành kiểm tra toàn diện tại Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Đoàn kiểm tra sẽ làm việc với công ty Điện lực dầu khí Vũng Áng và Trung tâm dịch vụ và hạ tầng Khu kinh tế Vũng Áng, các công ty có hoạt động xả thải ra biển.[44]

Sau cuộc lặn của các ngư dân ngày 6 tháng 5, ông Hồ Văn Sơn, Bí thư chi bộ thôn Nhân Nam, xã Nhân Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình cho hay: "Rạn san hô (rạn san hô này nằm cách bờ 1-6 hải lý, kéo dài từ đầu tỉnh đến cuối tỉnh) đã bị phá hủy trong các đợt cá chết vừa qua. San hô là nhà của các loài thủy, hải sản biển. San hô chết, nhiều loài khác chết theo".[45].

Hàng ngàn người dân Việt Nam ở Sài Gòn và nhiều thành phố, địa phương trong cả nước đã xuống đường hôm Chủ Nhật tuần hành, biểu tình phản đối vụ cá chết hàng loạt.[46]. Cuộc tuần hành "Vì nước sạch – Vì chính quyền minh bạch" vào ngày 08 tháng 05 năm 2016 ở Thành phố Hồ Chí Minh đã bắt đầu lúc 8 giờ sáng; hàng trăm người đã đến với những biểu ngữ tại công viên 30/4. Nhiều xe buýt đã được đưa tới khu vực người biểu tình tập trung tại khu vực Nhà thờ Đức Bà đưa họ lên xe. Cả hơi cay cũng được dùng để giải tán người biểu tình. Công an Thành phố Hồ Chí Minh điều tra vụ hai mẹ con cô Hoàng Mỹ Uyên bị lực lực giữ trật tự đánh trong cuộc xuống đường vì cá chết, đồng thời tiếp tục cáo buộc Việt Tân "giật dây" người biểu tình. Ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch Đảng Việt Tân nói các cuộc tuần hành vì môi trường ở Việt Nam "là quyền và nghĩa vụ chung của mọi người. Trên tinh thần đó, nhiều người, anh chị em đảng Việt Tân ở trong nước cũng tham gia vào cùng với đồng bào để đi biểu tình".

Ở Hà Nội, một cuộc tuần hành nhân ngày Môi trường Thế giới và vì 'cá chết hàng loạt, bất thường' do nhóm Green Trees, một nhóm xã hội dân sự về môi trường tổ chức đã bị giải tán không lâu sau khi diễn ra. Khoảng hơn 20 người bị các lực lượng an ninh ngăn chặn và bắt lên xe bus.[47] Mạng xã hội Facebook đã bị chặn vào đúng thời điểm tuần hành nhằm hạn chế khả năng liên lạc và đưa thông tin về việc này.[48][49]. Tổng cộng có khoảng 100 người đã bị bắt giữ.[50]

Ngày 13 tháng 5, Cục báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xử phạt báo Nông thôn Ngày nay 140 triệu đồng vì vi phạm một điều khoản về "đăng, phát thông tin gây phương hại đến lợi ích quốc gia hoặc gây mất đoàn kết dân tộc" trong hai bài viết đăng trên ấn phẩm Thế giới Tiếp thị có tên "Nhân dân mãi mãi là người đến sau", và "Lời than của các loài cá", trong đó có một bài của nhạc sĩ Tuấn Khanh.[51]Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc đã tiếp tục lên tiếng bày tỏ "quan ngại về tình trạng bạo lực gia tăng nhắm vào những người biểu tình Việt Nam bày tỏ sự bất bình về việc cá chết bí hiểm hàng loạt ở miền Trung". Cơ quan nhân quyền này cũng kêu gọi "chính phủ Việt Nam tôn trọng quyền tự do hội họp của theo đúng các cam kết về nhân quyền quốc tế".[52]

Ngày 15 tháng 5, hàng trăm bà con giáo dân xứ Song Ngọc và ở xã Hợp Thành tại tỉnh Nghệ An đã tuần hành, mang theo các biểu ngữ như "Cá cần nước sạch, dân cần minh bạch", "Vì sao cá chết" hay "Tôi không muốn chết như cá". Còn tại thành phố Vũng Tàu, một nhóm người mang theo biểu ngữ "Hãy trả lại môi trường sạch cho biển Việt Nam" di dọc theo một bãi biển [53]. Nhiều người ở thành phố Hồ Chí Minh và ở Hà Nội nói họ bị "tạm giữ" và "ngăn cản" ngay tại nhà, không thể tham gia xuống đường biểu tình trong tuần thứ ba liên tiếp vì sự kiện cá chết ở miền Trung Việt Nam.[54] Tuy nhiên, ở Hà Nội một nhóm bạn trẻ khoảng vài chục người, trong đó có nhiều người đeo khẩu trang, đã tuần hành chớp nhoáng, và theo đoạn video đăng trên mạng xã hội, dường như có xô đẩy với lực lượng an ninh. Các nhân chứng cho hay, những người biểu tình sau đó đã bị "đẩy lên xe buýt, và không rõ bị đưa đi đâu".[53]

Ngày 7 tháng 7, khoảng 3.000 người dân tại giáo xứ Cồn Sẻ thuộc thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, địa phương cách nhà máy Formosa 50 km, đã xuống đường biểu tình, yêu cầu chính phủ dừng hoạt động của nhà máy Formosa.[55]

Ngày 7 tháng 8, khoảng 5.000 giáo dân thuộc một số giáo xứ như Song Ngọc, Phú Yên và Mành Sơn biểu tình đòi đóng cửa Formosa và kêu gọi bảo vệ môi trường sống.[56]

Ngày 15 tháng 8, hơn 4.000 giáo dân xứ Quý Hòa đã tuần hành biểu tình từ nhà thờ xứ đi đến trụ sở Ủy ban Nhân dân thị xã Kỳ Anh để yêu cầu chính quyền minh bạch về việc hỗ trợ đền bù cho ngư dân bị tác hại bởi thảm họa môi trường do Formosa gây ra, vì đến thời điểm này chính quyền địa phương vẫn im lặng. Theo đài RFA, khoảng 200 công an, cảnh sát cơ động được điều đến để giám sát đoàn người đi biểu tình. Công an đã lấy hết băng rôn, biểu ngữ, loa phóng thanh của giáo dân, và họ lập hàng rào để chặn không cho dân bước qua. Từ ngày thảm họa ô nhiễm môi trường biển xảy ra, họ không có bất kỳ thu nhập nào để trang trải cho cuộc sống, ngoài sự hỗ trợ từ phía nhà thờ, các nhà hảo tâm, còn phía chính quyền thì chỉ hỗ trợ 5 triệu đồng đối với những thuyền có công suất lớn hơn 90 Cv, còn thuyền múng thì được 3 triệu đồng một chiếc, và mỗi người nhận được 15 kg gạo/tháng, nhưng số gạo hỗ trợ có chất lượng rất kém.[57] Tại Xã Đoài, nhà thờ chính tòa của giáo phận Vinh khoảng hơn 30.000 giáo dân giáo phận Vinh đã biểu tình tuần hành trước khi tham dự thánh lễ đòi nhà cầm quyền Hà Nội đóng cửa nhà máy gang thép Formosa để bảo vệ môi trường sống cho con người.[56]

Ngày 21 tháng 8, khoảng 1.500 giáo dân của hai giáo xứ Phú Yên (tỉnh Nghệ An) và Quý Hòa (Hà Tĩnh) thuộc Giáo phận Vinh tiếp tục biểu tình đòi đóng cửa Formosa.[58][59]

Ngày 1 tháng 9, khoảng 2.500 đến 3.000 người giáo dân của hai giáo xứ Quý Hòa và Phú Yên thuộc giáo phận Vinh đã biểu tình phản đối Formosa. Lý do của cuộc biểu tình tập trung nhiều giáo xứ không gì khác ngoài các đòi hỏi thiết thực cho cuộc sống người dân tại nơi xảy ra thảm họa môi trường.[60]

Ngày 5 tháng 9, khoảng 1.000 học sinh tại xã Kỳ Hà (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) không được bố mẹ cho đến lớp. Người dân không cho con em đến trường nhằm gây sức ép lên chính quyền.[61]

Ngày 26 tháng 9, khoảng 540 người vào thị xã Kỳ Anh để nộp hồ sơ. Đa số là người dân ở giáo xứ Phú Yên, các vùng lân cận, xã Vĩnh Yên, Quỳnh Phương, Quỳnh Lộc và dân cư trong huyện Quỳnh Lưu của Nghệ An. Tất cả những người làm đơn khởi kiện sẽ phải nộp đơn vào Tòa án huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, là nơi Formosa đặt trụ sở theo đúng luật Việt Nam.[62][63][64] Linh mục Đặng Hữu Nam - người đã dẫn đầu người dân tới tòa án để nộp đơn, bị chính quyền tỉnh Nghệ An đề nghị Giám mục Giáo phận Vinh hạn chế hoạt động của ông, cáo buộc ông "nói xấu Đảng, Nhà nước" và "lợi dụng sự cố môi trường biển tại một số tỉnh miền Trung" để biểu tình, khiếu kiện "tạo thêm nhiều diễn biến phức tạp mới".[65] Tòa án Nhân dân Thị xã Kỳ Anh đã nhận 506 bộ hồ sơ của các hộ ngư dân khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại. Formosa nói với truyền thông Đài Loan rằng họ đã nhận được toàn bộ thông tin liên quan đến các vụ kiện, nhưng cho rằng vấn đề này sẽ do chính phủ Việt Nam giải quyết, Công ty không can dự vấn đề này, và do đó không thể bình luận.[66]

Ngày 2 tháng 10, hàng ngàn người dân (theo báo đài RFA hơn 10 ngàn người) từ các Giáo xứ Đông Yên, Mỹ Dụ, giáo xứ Dũ Lộc, Quy Hòa, Tây Thành thuộc Giáo hạt Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tham gia cuộc xuống đường đến cổng công ty Formosa, nằm trên địa bàn huyện này. Trang tin Công giáo Tin mừng cho người nghèo, cho biết: "Cuộc biểu tình sáng nay nhằm mục đích yêu cầu Formosa dừng ngay việc xả thải ra sông Quyền, Formosa phải đền bù thiệt hại cho người dân và đi ra khỏi Việt Nam." [67][68]

Ngày 03 tháng 10, cuộc biểu tình có quy mô 10.000-18.000 người đã vượt qua hàng rào bảo vệ của cơ quan chức năng và bao vây Formosa Vũng Áng. Cuối ngày, cuộc biểu tình kết thúc trong ôn hòa.

Ngày 7 tháng 10, Ủy ban Nhân Dân Tỉnh Nghệ An gởi văn bản cho Giám mục Giáo phận Vinh yêu cầu "Cụ Giám mục Vinh chấn chỉnh các hoạt động mục vụ của Linh mục Đặng Hữu Nam và không bố trí Linh mục Đặng Hữu Nam tiếp tục hoạt động trên địa bàn tỉnh Nghệ An". Văn bản cáo buộc Linh mục Đặng Hữu Nam, người đã dẫn dầu giáo dân giáo xứ Phú Yên nộp đơn khiếu kiện Formosa tại Tòa án Kỳ Anh, lợi dụng các buổi lễ để rao giảng kích động giáo dân tại các nhà thờ mà Linh mục Nam tới làm lễ. Linh mục Nam cũng thường xuyên tiếp đón, tiếp xúc các thành phần, đối tượng Việt Tân, giúp một số người trú ngụ trong nhà thờ giáo xứ Phú Yên. Linh mục Nam cho biết: "Trong tư cách là một linh mục, một người hướng dẫn tôi giúp đỡ những người khác để đòi công lý và thực thi quyền của con người đã được hiến pháp và pháp luật quy định như quyền khởi kiện đó là lẽ đương nhiên." [69]

Cho đến ngày 18 tháng 10, vẫn tiếp tục xảy ra các vụ biểu tình có quy mô lớn.

Ngày 21 tháng 2, một đoạn clip cống nước xã màu đỏ như máu phát thải tại Tổ công tác liên ngành tỉnh Hà Tĩnh nhận định Formosa Vũng Áng. Tổ công tác liên ngành tỉnh Hà Tĩnh nhận định Formosa không có đường ống xả thải nào như clip trên mạng.[70]

Ngày 3 tháng 4, một cuộc biểu tình lớn của hàng ngàn ngư dân hai xã Thạch Kim và Thạch Bằng đã diễn ra ở huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh. Biểu tình bắt đầu ở Thạch Bằng trong những ngày cuối tháng 3. Các nguồn tin địa phương tường trình rằng người dân vẫn tiếp tục đòi được đền bù thỏa đáng sau vụ ô nhiễm vị quy trách cho công ty Formosa, nhưng ngoài ra họ còn đòi chính quyền trả lời về cáo buộc rằng công an đã đánh đập dân và một số nhà hoạt động và đã có những hành vi bôi nhọ các vị linh mục và giám mục Giáo phận Vinh.[71]

Ngày 12 tháng 5, cơ quan Công an tỉnh Hà Tĩnh ra quyết định truy nã toàn quốc đối tượng Bạch Hồng Quyền, về tội "Gây rối trật tự công cộng". Theo hồ sơ điều tra, vào khoảng 8 giờ ngày 3 tháng 4, lấy lý do khiếu nại về vấn đề bồi thường thiệt hại sau sự cố môi trường biển, đối tượng Bạch Hồng Quyền đã dẫn đầu khoảng 2000 người dân trú tại xã Thạch Bằng và xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh mang theo băng rôn, khẩu hiệu và loa thùng kéo đến bao vây trụ sở UBND huyện. Đám đông đánh đuổi và bắt giữ trái pháp luật ông Nguyễn Bảo Trung, cán bộ Công an tỉnh Hà Tĩnh đang thực hiện nhiệm vụ tại đây. Sau khi bị thương, đồng chí Nguyễn Bảo Trung đã bị đám đông đặt nằm giữa sân trụ sở UBND huyện, bao vây, ngăn cản không cho lực lượng y tế đưa đi cấp cứu. Sự việc đã làm ngưng trệ mọi hoạt động hành chính tại trụ sở UBND huyện Lộc Hà gần 7 giờ đồng hồ (từ 8h40 đến 15h15).[72][73][74]

Ngày 9 tháng 4, cuộc diễu hành xe đạp tưởng niệm một năm thảm họa môi trường Formosa do nhóm hoạt động vì môi trường Green Trees dự định tổ chức tại Hà Nội từ 9 giờ sáng Chủ nhật 9 tháng 4 đi từ trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường đến Văn phòng Quốc hội Việt Nam bị chính quyền cản trở.[75]

Một phái đoàn gồm các chức sắc Công giáo và linh mục trong tháng năm đã có chuyến đi châu Âu nhằm gặp gỡ các tổ chức quốc tế để vận động và trao thỉnh nguyện thư về thảm họa môi trường Formosa. Thành phần gồm sáu vị giáo sĩ thuộc giáo phận Vinh do Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp dẫn đầu, trong hành trình tới Na Uy, Bỉ, Đức, Thụy Sĩ và Bồ Đào Nha, phái đoàn đã gặp gỡ Liên Hợp Quốc, Liên minh châu Âu, một số bộ ngoại giao cũng như một số tổ chức thuộc Giáo hội Công giáo và các tổ chức xã hội dân sự và nhân quyền quốc tế mang theo thỉnh nguyện thư với gần 200.000 chữ ký, phái đoàn muốn tìm trợ giúp và giải pháp cho thảm họa môi trường xảy ra từ hơn một năm qua.[76]

Một năm sau thảm họa ô nhiễm biển, các bãi biển bốn tỉnh miền trung nhộn nhịp trở lại trong dịp lễ 30 tháng 4 và Ngày Quốc tế Lao động.

Ngày 20 tháng 4, trước tình trạng cá nuôi lồng bè, cá tự nhiên trên biển chết hàng loạt ở vùng biển Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh), sau khi lấy mẫu nước về xét nghiệm, ông Phan Lam Sơn - Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Hà Tĩnh cho biết: "Nói chung, các thông số, chỉ tiêu của nguồn nước biển đều nằm trong giới hạn cho phép, chưa vượt ngưỡng đến mức ô nhiễm. Chính vì thế, chưa đủ căn cứ để có thể đưa ra kết luận cá chết hàng loạt là do nguồn nước." [80]

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết: Ngay sau khi có thông tin về hiện tượng cá chết tại vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh) và sau đó lan ra vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị, Bộ đã chỉ đạo Tổng cục Môi trường, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam phối hợp với Bộ NNPTNT cùng với các địa phương làm rõ nguyên nhân cá chết ở trên từng địa bàn.[5]

Ngày 21 tháng 4, Vụ phó Vụ Nuôi trồng thủy sản, Bộ NN&PTNT Phạm Khánh Ly cho biết, Đoàn công tác không vào kiểm tra tại Khu công nghiệp Vũng Áng được vì đây là Khu công nghiệp có yếu tố nước ngoài, đoàn không có thẩm quyền, có chỉ đạo của Thủ tướng thì mới tiến hành kiểm tra được.[81] PGS.TSKH Nguyễn Văn Cư, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam, Chủ tịch Hội Khoa học và kỹ thuật biển Việt Nam cho là, cần phải có điều chỉnh, bổ sung trong các điều luật để bảo vệ môi trường. Nếu như mỗi lần vào kiểm tra đều phải xin phép như vậy thì sẽ không đảm bảo được tính khách quan cũng như độ tin cậy của các số liệu do chính DN đó cung cấp.[82]

Ngày 23 tháng 4, trả lời phỏng vấn về việc có nên tiếp tục sử dụng cá biển, tắm biển ở những vùng nước không còn xảy ra hiện tượng cá chết, ông Đặng Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết: "hiện tại các lồng bè đang nuôi trồng thủy sản ở Vũng Áng (Hà Tĩnh) nhiều loại thủy, hải sản vẫn sinh trưởng bình thường. Những loại hải sản như: mực, tôm, cua cá vẫn đang sống thì người dân có thể ăn được. Ngoài ra, người dân cũng có thể yên tâm tắm biển ở các vùng biển này."[83] Phát biểu này của ông Sơn đã khiến người dân bức xúc, nhiều người cho rằng câu trả lời của ông Sơn là rất thiếu trách nhiệm, qua loa và hời hợt.[84] Ngay sau đó đã xuất hiện Video ông Sơn nhận được điện thoại mời ăn cá và tắm biển Vũng Áng trên YouTube. Theo như Video, ông Sơn đã đồng ý nhận lời mời.

Ngày 25 tháng 4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ra chỉ đạo khẩn trương làm rõ nguyên nhân:

Ngày 27 tháng 4, tại cuộc họp báo do Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam tổ chức, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân tuyên bố: "Chưa có bằng chứng kết luận mối liên hệ của Formosa đến cá chết hàng loạt. Số liệu quan trắc cho thấy các thông số môi trường chưa vượt chuẩn quy định"[86]

Ngày 29 tháng 4, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương giúp tỉnh Hà Tĩnh triển khai ngay trạm quan trắc tự động từ điểm xả thải của nhà máy Formosa đến trạm quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh để kiểm tra và lấy mẫu phân tích tự động nhằm kiểm soát việc xả thải của nhà máy.[87]

Ngày 1 tháng 5, tại Hà Tĩnh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì buổi làm việc với lãnh đạo các địa phương bị ảnh hưởng do hải sản chết bất thường. Cùng dự có các Phó Thủ tướng: Trịnh Đình Dũng, Vũ Đức Đam, Bộ trưởng một số bộ liên quan.

Ngày 2 tháng 5, theo BBC, Văn phòng Chính phủ phát đi thông báo yêu cầu giám sát hệ thống xả thải của công ty Formosa [40]. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) cùng UBND tỉnh Hà Tĩnh báo cáo việc cấp phép, giám sát hệ thống xả thải của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa; làm rõ trách nhiệm của cơ quan, cá nhân liên quan.[88]

Ngày 4 tháng 5, Bộ trưởng Trần Hồng Hà - Bộ Tài nguyên và Môi trường ký quyết định về việc kiểm tra liên ngành về bảo vệ môi trường đối với các đơn vị đang hoạt động tại Khu kinh tế Vũng Áng, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Đoàn công tác sẽ chia làm các tổ công tác [89]:

Ngày 25 tháng 5, hơn một tháng sau thảm họa cá chết hàng loạt ở miền Trung mà chưa tìm được nguyên nhân, thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc - Bộ Tài nguyên và Môi trường tại cuộc họp báo khẳng định không ém thông tin vụ việc và sẽ cung cấp rộng rãi khi có đủ chứng cứ khoa học.[90]

Ngày 27 tháng 5, Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam, Nguyễn Việt Thắng ký công văn đề nghị Chính phủ và bộ ngành đẩy nhanh tiến độ xác định nguyên nhân cá chết hàng loạt ở các tỉnh Bắc miền Trung. Theo ông, đến nay ngư dân các tỉnh Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế chưa thể đi đánh cá ven biển, các hộ nuôi cũng dậm chân tại chỗ. Hội đề nghị Chính phủ tiếp tục hỗ trợ mỗi thành viên của gia đình thiệt hại do cá chết 15 kg gạo/tháng/người đến khi xác định được nguyên nhân và sản xuất phục hồi.[91]

Ngày 2 tháng 6, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết về sự cố cá chết hàng loạt ở miền Trung, hiện nay các nhà khoa học đã xác định được nguyên nhân cá chết, nhưng đang chờ tư vấn trong và ngoài nước phản biện độc lập để đảm bao tính khách quan. Đồng thời, Thủ tướng cũng quyết liệt triển khai các giải pháp đảm bảo môi trường kinh doanh, môi trường tự nhiên nhất là môi trường biển được bảo đảm an toàn lâu dài.[92]

Ngày 12 tháng 6, hàng trăm người dân ở khu vực Quỳnh Lưu, Nghệ An xuống đường vì hiện tượng cá chết xảy ra trong hơn hai tháng qua. Trong cuộc biểu tình, người dân ở Quỳnh Lưu cũng giăng biểu ngữ có nội dung: "Phản đối VTV1 vu cáo đối với Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp". Việc gây ra phản đối xuất phát từ bản tin ngày 13/5 của Đài Truyền hình Việt Nam VTV ngày 13 tháng 5, Giám mục Giáo phận Vinh Nguyễn Thái Hợp đã ra bản thư chung, diễn tả sự việc một cách thiếu khách quan, thổi phồng, gây hoang mang và dùng những lời lẽ kích động giáo dân.[93]

Ngày 25 tháng 6, Thủ tướng chính phủ quyết định thời gian hỗ trợ gạo được tăng từ 1,5 tháng lên tối đa 6 tháng cho ngư dân Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế bị ảnh hưởng do hiện tượng hải sản chết bất thường. Cụ thể là các nhân khẩu thuộc hộ gia đình chủ tàu và hộ gia đình của lao động trên tàu khai thác hải sản ở vùng ven bờ, vùng lộng không lắp máy hoặc lắp máy có công suất dưới 90 CV, hộ gia đình làm nghề muối và hộ gia đình làm dịch vụ hậu cần nghề cá bị ảnh hưởng trực tiếp.[94]

Ngày 30 tháng 6, Chính phủ Việt Nam tổ chức họp báo, công bố nguyên nhân cá chết là do chất thải gây ô nhiễm từ Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa vượt quá nồng độ cho phép.[11] Tại buổi họp báo, Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Trương Minh Tuấn cho biết thêm: "Để xử cố môi trường không tái diễn trong tương lai, Thủ tướng đã chỉ đạo rà soát tất các quy hoạch dự án liên quan đến môi trường, tiêu chuẩn liên quan đến hoạt động môi trường. Đối với trách nhiệm cán bộ công chức liên quan đến sự cố, tùy vào mức độ sai phạm sẽ xử lý dù ở cấp nào."[95]

Ngày 22 tháng 8, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố tắm biển đã an toàn, nhưng ở phương diện cá ăn được chưa, Bộ Y tế vẫn đang giám sát.[96]

Ngày 27 tháng 8 ở Huế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất 4 phương án khôi phục hoạt động khai thác hải sản tại hội nghị "Báo cáo tiến độ kê khai, thống kê thiệt hại do sự cố môi trường biển miền Trung và bàn giải pháp chỉ đạo sản xuất thủy sản". Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế và Hà Tĩnh chọn phương án 3. Theo đó, sẽ cho phép khai thác hải sản bình thường nhưng tăng cường giám sát an toàn thực phẩm đối với sản phẩm đánh bắt tại các cảng cá và bến cá, đồng thời cấm nghề khai thác cá tầng đáy từ 20 hải lý trở vào tại vùng ven biển của bốn địa phương bị ảnh hưởng. Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị chọn phương án 4, cho phép ngư dân khai thác hải sản bình thường trên các vùng biển và tăng cường giám sát an toàn thực phẩm đối với hải sản khai thác tại các cảng cá, bến cá khi tàu vào bờ. Riêng Quảng Bình không chọn phương án nào. Theo giải thích của ông Lê Minh Ngân - phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, việc lựa chọn này phải dựa trên kết quả nghiên cứu khoa học chứ không thể dựa vào lựa chọn của các địa phương.[97]

Ngày 27 tháng 9, Tòa án Nhân dân Thị xã Kỳ Anh nhận 506 bộ hồ sơ của các hộ ngư dân và có biên bản xác nhận đơn khởi kiện.[98]

Ngày 30 tháng 9, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc ban hành Quyết định về định mức bồi thường thiệt hại cho các đối tượng tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế bị thiệt hại do sự cố cá chết. Bảy nhóm đối tượng thiệt hại gồm: khai thác hải sản, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối, hoạt động kinh doanh thủy sản ven biển, dịch vụ hậu cần nghề cá, dịch vụ du lịch - thương mại ven biển và thu mua - tạm trữ thủy sản.[99]

Ngày 8 tháng 3, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình tại cuộc họp Ban chỉ đạo khắc phục sự cố môi trường bốn tỉnh miền Trung yêu cầu thành lập ngay bốn đoàn kiểm tra đến các địa phương kiểm tra, thanh tra việc bồi thường thiệt hại môi trường biển tại bốn tỉnh miền Trung. Ông cũng yêu cầu các địa phương tiếp tục điều kiểm ngư để giám sát, vận động người dân không khai thác hải sản tầng đáy ở vùng biển 20 hải lý trở vào từ bờ biển Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế.[100]

Ngày 15 tháng 3, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, đặc biệt trong số này là tỉnh Hà Tĩnh phải hoàn thành chi trả khoản tiền Bộ Tài chính đã tạm ứng cho người dân bị thiệt hại bởi sự cố Formosa trong tháng 3, các khoản hỗ trợ còn lại sẽ hoàn tất chi trả trong tháng 6 năm 2017. Ông cũng yêu cầu:

Ngày 5 tháng 4, ông Dương Tất Thắng - Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, cho biết sau 3 ngày (từ 3 - 5 tháng 4) kiểm tra quá trình khắc phục sau sự cố môi trường tại Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, đoàn công tác đánh giá Formosa đã đáp ứng được các yêu cầu để cho phép lò cao số 1 đi vào vận hành. Theo đó, đến nay Formosa đã khắc phục được 52/53 lỗi vi phạm, còn lại một hạng mục từ dập cốc ướt sang dập cốc khô theo lộ trình sẽ hoàn thành vào năm 2019.[102]

Ngày 12 tháng 4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh ra quyết định khởi tố vụ án hình sự "Gây rối trật tự công cộng và bắt giữ người trái pháp luật" xảy ra tại xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà vào ngày 3 tháng 4, 8h sáng ngày 3 tháng 4, nghe theo sự kích động, một số đông người dân địa phương đã mang theo băng rôn, khẩu hiệu, bao vây trụ sở UBND huyện Lộc Hà với lý do khiếu nại về vấn đề bồi thường sau sự cố môi trường biển. Trong đó, một số đối tượng quá khích đã xô đẩy hàng rào bảo vệ, có hành vi lăng mạ, xúc phạm lực lượng làm nhiệm vụ.[103][104]

Ngày 17 tháng 5, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu các tỉnh tiếp tục vận động ngư dân không đánh bắt hải sản tầng đáy ở khu vực 20 hải lý trở vào bờ, cho đến khi Bộ Y tế có kết luận về an toàn thực phẩm đánh bắt tại khu vực này và nguồn lợi thủy sản đã được khôi phục.[105]

Ngày 25 tháng 5, Chính phủ Việt Nam đã phân bổ hỗ trợ cho người dân chịu thiệt hại ở bốn tỉnh miền Trung khoảng 5.280 tỉ đồng, đạt khoảng 85%. Đến 30 tháng 6 sẽ giải ngân toàn bộ số tiền bồi thường thiệt hại của Fomosa để chuyển tới tận tay cho người dân. Đồng thời yêu cầu UBND bốn tỉnh này rà soát những người chưa được đền bù thỏa đáng để xem xét hỗ trợ thêm.[106]

Ngày 17 tháng 5, tại TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, Bộ Y tế khẳng định đến thời điểm hiện tại, chất lượng thủy hải sản, bao gồm cả hải sản tầng đáy đã đảm bảo an toàn.[12]

Ông Đinh Thế Huynh, Thường trực Ban Bí thư của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cho hay vào ngày 30 tháng 11, "Ủy ban Kiểm tra Trung ương đang kiểm tra mức độ vi phạm của ông Võ Kim Cự (nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hà Tĩnh)" liên quan đến vụ Formosa. Công tác này đồng thời diễn ra với việc "Ban cán sự Đảng và UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng bị kiểm tra, đặc biệt là quá trình lắp đặt hệ thống xả thải của Formosa" [107]

Ngày 14 tháng 4 năm 2017, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương kết luận ông Võ Kim Cự, bí thư Đảng đoàn, chủ tịch Liên minh hợp tác xã Việt Nam, nguyên bí thư Tỉnh ủy, nguyên bí thư Ban cán sự Đảng, nguyên chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng UBND tỉnh và UBND tỉnh giai đoạn 2008 - 2016 và Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2010. Ông Cự đã trực tiếp ký nhiều văn bản trái quy định, như cấp giấy chứng nhận đầu tư, cho thuê mặt nước biển nằm ngoài khu kinh tế; đồng ý chủ trương cho Công ty Formosa tự giải phóng mặt bằng để xây dựng đường ống xả nước thải; thiếu trách nhiệm chỉ đạo, thanh tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện dự án.

UBKT Trung ương kết luận Ông Hồ Anh Tuấn, nguyên tỉnh ủy viên, nguyên bí thư Đảng ủy, nguyên trưởng Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh, chịu trách nhiệm chính về những vi phạm của Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn từ 2010 đến 2016. Ông Tuấn có vi phạm, khuyết điểm ký một số văn bản trái quy định; cho phép Công ty Formosa khởi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án trước, hoàn thiện các thủ tục sau.

UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật cách chức bí thư Đảng ủy Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2005 - 2010 và 2010 - 2015 đối với ông Hồ Anh Tuấn; đề nghị Ban bí thư xem xét, thi hành kỷ luật ông Võ Kim Cự theo quy định.[108][109]

Sau khi nhận kỷ luật cách chức từ Ban bí thư, Chủ tịch liên minh hợp tác xã Việt Nam Võ Kim Cự đã đệ đơn xin thôi làm đại biểu Quốc hội khóa 14.[110]